Kỹ thuật thổ canh hốc đá

Được mệnh danh là “thiên đường xám” ở cực Bắc của Tổ quốc, cao nguyên đá Đồng Văn ở Hà Giang được tạo nên từ những dải núi đá tai mèo lởm chởm và cung đường uốn lượn quanh co lưng chừng đồi. Vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ ấy cho bạn một cảm giác heo hút nhưng cũng rất muốn chinh phục. Tuy nhiên khi những cơn mưa rào đổ xuống vào đầu tháng 6, cao nguyên đá lại khoác lên mình màu xanh mát của ruộng ngô được trồng khắp nơi. 

"thien duong xam" Ha Giang
“Thiên đường xám” – Cao nguyên đá Đồng Văn
mua ngo tren cao nguyen da Ha Giang
Ruộng ngô xanh mướt trên cao nguyên đá Đồng Văn

Bạn chắc chắn sẽ ngỡ ngàng với khung cảnh này! Tại sao một nơi núi đá khô cằn lại mọc lên những cây ngô xanh mướt như vậy? Đó chính là nhờ vào một kỹ thuật canh tác độc đáo của đồng bào trên cao nguyên đá Hà Giang đã truyền từ đời này sang đời khác. Kĩ thuật này có  gọi là “thổ canh hốc đá”. Hãy cùng Image Travel & Event tìm hiểu về truyền thống sản xuất nông nghiệp của cư dân nơi đây nhé!

Kỹ thuật thổ canh hốc đá là gì?

Cao nguyên đá Đồng Văn rất rộng lớn, bao quanh 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ. Địa hình bị cắt xẻ mạnh, nhiều núi đá nhọn xô đẩy nhau tạo ra những khe đá, hốc đá, thiếu đất để canh tác, trồng trọt. Khí hậu lạnh, ít mưa cũng ít sông suối nên thiếu nước sinh hoạt và tưới tiêu. Điều kiện thiên nhiên ở đây vô cùng khắc nghiệt cho sản xuất nông nghiệp. Không chịu khuất phục trước mẹ thiên nhiên,với ý chí sống quật cường, từ lâu người dân nơi đây đã thích nghi với điều kiện sống và sáng tạo ra một phương thức canh tác nông nghiệp là thổ canh hốc đá.

nui da trên cao nguyen da Dong Van
Địa hình núi đá của cao nguyên đá Đồng Văn

Kĩ thuật thổ canh hốc đá là phương pháp sử dụng các phiến đá có sẵn xếp quanh đất tạo thành rào chắn ngăn đất xói mòn và giữ được nước cho cây. Bên cạnh đó, người dân còn tận dụng những hốc đá và gùi thêm đất đổ vào cũng có thể gieo 2, 3 hạt giống. Nhờ vào kĩ thuật thổ canh hốc đá cùng với việc trồng xen canh nhiều loại hoa màu giúp cho người dân có lương thực đầy đủ và cuộc sống cũng ổn định hơn. Từ đó, phương pháp canh tác này đã được truyền qua nhiều thế hệ và trở thành nét văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc thiểu số ở cao nguyên đá.

ki thuat tho canh hoc da cua dong bao dia phuong
Kĩ thuật thổ canh hốc đá của đồng bào địa phương

Quá trình khai phá nương của đồng bào thiểu số trên cao nguyên đá

Quy trình sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số trải qua nhiều giai đoạn như khai phá nương đá, gieo hạt giống, sau đó chăm sóc cây rồi mới có quả để thu hoạch. Đặc biệt quá trình khai phá nương vô cùng vất vả và cần sử dụng kĩ thuật thổ canh hốc đá đặc trưng.

nguoi dan khai pha nuong trong ngo
Người dân đang khai phá nương trên cao nguyên đá

Khi mùa khô đến cũng là lúc người dân mang dụng cụ đi khai phá nương. Mảnh đất được chọn làm nương phải nhiều nắng, không quá dốc và nhiều cây mọc thì càng tốt bởi ít nhất đó là dấu hiệu của sự sống.

trong ngo trong hoc da o Ha Giang
Tận dụng những hốc đá để trồng ngô

Sau khi phát sạch bụi có từ dưới lên cao, họ bắt đầu nhặt đá xếp ở sườn bờ phía dưới nương để giữ đất, giữ nước, tránh xói mòn, rửa trôi. Ở những chỗ sườn núi cao, nhiều khe đá, người dân cũng tận dụng bằng cách xếp đá kê thành rồi gùi thêm đất đổ vào đó.

cay ngo moc len tu cac hoc da
Những cây ngô mọc lên xanh ngát trong các hốc đá

Kĩ thuật xếp đá thể hiện sự cần cù, tỉ mĩ của đồng bào nơi đây bởi những phiến đá chồng lên nhau vừa khít.

Ý nghĩa kĩ thuật thổ canh hốc đá đối với đời sống đồng bào trên cao nguyên đá

Mặc dù không phải là vùng đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhưng nhờ có kĩ thuật thổ canh hốc đá người dân nơi đây lại sống chủ yếu dựa vào nghề nông. Từ đó họ sáng tạo ra nhiều nghi lễ mang đậm nét văn hóa nông nghiệp như: lễ cúng rừng, lễ mừng cơm mới,… cùng với nhiều sản phẩm cả vật chất và tinh thần đặc trưng như: công cụ lao động làm nương, nương đá, hệ thống Nông lịch, ẩm thực…

Men men - am thuc Ha Giang
Mèn mén là món ăn độc đáo được làm từ ngô ở Hà Giang

Tri thức và kĩ thuật thổ canh hốc đá còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trên vùng cao nguyên đá, giữ gìn mảnh đất biên cương nơi địa đầu của tổ quốc. Chính vì vậy, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Tri thức canh tác hốc đá của cư dân cao nguyên đá Hà Giang vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014.

Du lịch nông nghiệp trên cao nguyên đá Hà Giang

Gần đây, du lịch Hà Giang dần được phát triển và đến gần hơn với du khách. Tận dụng những đặc trưng trong phương pháp sản xuất nông nghiệp, Hà Giang đã phát triển loại hình du lịch nông nghiệp và thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến để trải nghiệm. Tham gia cùng đồng bào địa phương trong việc khai phá nương, cuốc đất, xếp đá, gieo hạt, thu hoạch, chế biến và thưởng thức thành quả ấy sẽ là một trải nghiệm cực kì thú vị và mới mẻ. Đó cũng là cơ hội để du khách tìm hiểu và khám phá văn hóa đặc sắc của đồng bào trên cao nguyên đá Hà Giang.

ve dep cao nguyen da Dong Van nho ki thuat tho canh hoc da
Vẻ đẹp cao nguyên đá nhờ kĩ thuật thổ canh hốc đá

Nếu bạn dự định thực hiện một chuyến đi Hà Giang để trải nghiệm làm nông cùng đồng bào trên cao nguyên đá thì đừng ngần ngại liên hệ với Image Travel & Events để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhé!

Theo Cục di sản văn hóa

Nguồn ảnh: Tổng hợp từ Internet

028 2208 6688