5 địa điểm không nên bỏ qua khi du lịch Bạc Liêu

Địa điểm du lịch Bạc Liêu, vùng đất hội tụ văn hóa của 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer, thể hiện qua các công trình văn hóa độc đáo mang vẻ đẹp rất riêng. Nơi đây còn được mệnh danh là cái nôi của đờn ca tài tử Nam Bộ.

1. Cánh đồng điện gió

Cánh đồng điện gió, địa điểm nổi tiếng của du lịch Bạc Liêu.

Nhà máy điện gió Bạc Liêu đặt tại xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, được xem là công trình điện gió lớn nhất cả nước.
Đây cũng là cánh đồng điện gió đầu tiên của Đông Nam Á được xây dựng trên thềm lục địa với quy mô 62 trụ turbine bên bờ biển.
Mỗi turbine có công suất xấp xỉ 1,6 MW do hãng General Electrics (GE) cung cấp, có cấu tạo thép đặc biệt không gỉ, cao 80m, đường kính 4m và nặng trên 200 tấn.
Cánh quạt lắp tại các trụ điện gió được làm bằng nhựa đặc biệt, dài 42 m, có hệ thống điều khiển tự gập lại để tránh hư hỏng khi bão lớn.
Đến đây, du khách ấn tượng với những trụ turbine khổng lồ dựng sừng sững trên nền trời. Chỉ cần 30.000 đồng, du khách có thể mua một vé để thoả thích khám phá và chụp ảnh check – in.
Điện gió Bạc Liêu là công trình sản xuất ra điện năng, nhưng nổi tiếng thân thiện với môi trường. Công trình này là biểu tượng mới ở Bạc Liêu, đóng góp lớn vào sự phát triển của địa phương.

2. Nhà hát Cao Văn Lầu

Nhà hát Cao Văn Lầu. Nguồn: Internet

Tọa lạc tại Quảng trường Hùng Vương thuộc địa bàn phường 1, TP. Bạc Liêu.
Công trình Nhà hát Cao Văn Lầu là tổ hợp gồm 3 chiếc nón lá, 2 chiếc nón lá được đặt úp vào nhau, một nón nhỏ thứ 3 tạo ra thế cân bằng – Đó là một tổ hợp mặt bằng được kết nối hài hoà, có khối chính, khối phụ, khối sân khấu, khối triển lãm…
Từ khi được hoàn thành, công trình trở thành điểm hẹn văn hóa cho các tài năng nghệ thuật đến biểu diễn. Đồng thời là trung tâm dạo chơi cho người dân đến dạo mát và chụp ảnh và những buổi trời mát.
Buổi tối là khi người dân tập trung đông đúc nhất để xem những buổi trình diễn ánh sáng bên ngoài nhà hát, khu nhà hát trở nên vô cùng lung linh huyền ảo.

3. Quảng trường Hùng Vương

Quảng trường Hùng Vương. Nguồn: Internet

Được khánh thành từ năm 2014, đến nay Quảng trường Hùng Vương (QTHV) đã trở thành niềm tự hào của người dân Bạc Liêu. Quảng trường Hùng Vương được khởi công xây dựng vào năm 2013, và chính thức hoạt động sau 1 năm. Quảng trường có tổng diện tích sử dụng hơn 85000m², trong đó sân quản trường rộng 40000m². Toàn bộ sân được lát đá tự nhiên màu xám nhạt xen đậm.
Trung tâm QTHV còn gây ấn tượng mạnh với du khách bởi chiếc đờn kìm cách điệu được ghi tên vào sách kỷ lục Việt Nam. Hoa sen cùng với cây đờn kìm đã được cách điệu hóa thành biểu tượng văn hóa của Bạc Liêu.

4. Nhà công tử Bạc Liêu

Nhacongtubaclieu2

Nhà công tử Bạc Liêu. Nguồn: Internet

 

Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu. Nhà công tử Bạc Liêu này được xây dựng vào khoảng năm 1919 khi ấy công tử Bạc Liêu mới chỉ ở độ tuổi 19, 20.
Chủ nhân ngôi nhà ông Trần Trinh Huy (1900-1974) hay còn gọi là Ba Huy, được mệnh danh là một công tử ăn chơi nổi tiếng ở Sài Gòn và miền Nam những vào những năm 1930 – 1940.
Ông vung tiền để tiêu xài đến mức nổi danh xếp hạng đầu bảng trong số các công tử Bạc Liêu thời bấy giờ, để rồi mỗi khi nói đến thành ngữ Công tử Bạc Liêu người ta thường liên tưởng đến ông.

5. Nhà thờ Tắc Sậy

Nha-tho-tac-say

Nhà thờ Tắc Sậy source:internet

Với kiến trúc lạ, cùng câu chuyện cảm động về cuộc đời Linh Mục Trương Bửu Diệp, nhà thờ Tắc Sậy đã trở thành điểm đến tín ngưỡng thu hút hàng trăm tín đồ và du khách tới ghé thăm.
Đến với nhà thờ Tắc Sậy ngoài việc viếng thăm mộ phần của cha Trương Bửu Diệp thì mọi người có thể chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của nhà thờ công giáo, một trong những nhà thờ đẹp nhất trong các tỉnh miền Tây.

Tham khảo thêm nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn tại đây.

Nguồn: Sưu tầm

Liên hệ tư vấn
028 2208 6688