7 lưu ý nếu bạn không muốn trượt Visa

1. Thiếu logic và trung thực

Thiếu logic

Sắp xếp một lịch trình đầy đủ, rõ ràng và chi tiết sẽ giúp bạn chuẩn bị các yếu tố khác chuyến đi một cách hợp lý, logic từ đặt vé máy bay khứ hồi, booking khách sạn, xác định địa điểm ăn uống, điểm tham quan,…

Thiếu minh bạch

Tất cả các thông tin khi đưa vào hồ sơ đều cần có sự chính xác, minh bạch và liên kết với nhau

Ví dụ: Trên lịch trình bạn gửi khi nộp visa là booking khách sạn A tuy nhiên khi chưa nhận được visa, bạn hủy booking khách sạn A và đặt booking khách sạn B. Lãnh sự quán hoàn toàn có thể kiểm tra bất cứ lúc nào đến khi có kết quả. Nếu khi Lãnh sự quán kiểm tra, thông tin của bạn không chính xác thì bạn hoàn toàn có khả năng bị “đánh rớt” visa.

Bạn có thể booking những khách sạn có chế độ miễn phí huỷ để tránh mất phí khi trượt visa

Thiếu trung thực

Sự trung thực luôn được đề cao hàng đầu khi bạn nộp hồ sơ xin visa. Chính vì vậy, bằng cách nào đó, đại sứ quán đều có thể kiểm tra tính trung thực dựa trên lời khai của các ban trên đơn nộp: nguyên quán, nơi ở, các công việc bạn từng làm, những mối quan hệ hoặc người quen xung quanh bạn… tất cả những thông tin này đều cần phải chính xác. Và chỉ cần một lỗi nhỏ sai sót trong hồ sơ cũng có thể dẫn đến hồ sơ của bạn “đánh rớt” bởi các nhân viên kiểm chứng vì họ nghi ngờ sự không trung thực trong lời khai của bạn.

2. Không nắm rõ lịch trình

Lịch trình chính là yếu tố tiên quyết để giúp bạn xác định được bạn cần làm gì và đi đâu trong chuyến hành trình của mình. Vì vậy, có thể nói phần quan trọng nhất để làm một bộ hồ sơ đầy đủ là việc lên lịch trình. Ban cần biết rõ bản thân sẽ nhập cảnh ở quốc gia nào đầu tiên, thứ tự các điểm đến trong chuyến hành trình, thời gian lưu trú tại các điểm đến trong chuyến đi.

 

Nhân viên của đại sứ quán sẽ luôn có những câu hỏi để đánh giá bạn có tìm hiểu tất cả những thông tin về đất nước của họ không. Bạn không có kế hoạch cụ thể cho chuyến đi như, không biết mình đang đi đâu, làm gì, bằng cách nào luôn là những điều dẫn đến cơ hội đậu visa càng thấp.

Việc không nắm rõ lịch trình, kế hoạch chuyến đi chứng minh bạn là một người rất mơ hồ, không thật sự quan tâm đến chuyến du lịch. “Vậy thì lý do gì các nhân viên lãnh sự quán phải cấp visa cho bạn?”

3. Tài chính không hợp lý (quá thiếu hoặc quá dư)

Thiếu tài chính

Tài chính là một là trong những điều kiện quyết quyết định bạn có thể thực hiện chuyến đi không. Bạn cần chứng minh được bản thân có đủ tiền để trang trải trong suốt chuyến đi và về. Việc bạn không chứng mình được mình có đủ khả năng chi trả cho chuyến sẽ khiến người ta nghi ngờ về mục đích đi du lịch của bạn.

Tài chính dư thừa

Bản kê khai với Lãnh sự quán trong tài khoản tiết kiệm là 10 tỷ đồng nhưng trong khi đó ở phần nghề nghiệp bạn kê khai công việc là giảng viên Đại học trường tư với lương hàng tháng là 10.000.000 đồng, thì với mức kê khai như vậy cũng không hợp logic.

Lãnh sự quán sẽ nghi ngờ là bạn giả mạo giấy tờ tài chính và hoàn toàn có thể bỏ qua hồ sơ của bạn và để được tiếp tục nhận hồ sơ thì bạn phải chứng minh những nguồn tài chính khác như: tài sản nhà cửa qua các giấy tờ tương ứng, những khoảng tiền khác như đầu tư chứng khoán, bất động sản…

4. Hộ chiếu trắng

Tức có nghĩa là lịch sử đi du lịch của bạn hầu như bằng 0 còn gọi là “Hộ chiếu trắng”, bạn chưa đi du lịch ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nếu bạn muốn du lịch đến Mỹ, Châu Âu, Nhật… thì với “Hộ chiếu trắng”, khả năng bạn được xét duyệt Visa là rất thấp.

 

Bạn muốn hộ chiếu không còn trắng nữa thì hãy bắt đầu đi du lịch với những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (miễn visa), sau đó tới một số nước châu Á có yêu cầu dễ dàng với hồ sơ visa như: Trung Quốc, Đài Loan, tour Hong Kong – Dubai… Như vậy sẽ làm cho hồ sơ của bạn đáng tin hơn.

 

Nhưng điều này cũng không có nghĩa là bạn không có 1% cơ hội nào với “hộ chiếu trắng”. Vẫn có số ít trường hợp đậu Visa châu Âu hay Mỹ dù chưa bao giờ đi nước ngoài.

*Một lưu ý nhỏ dành cho bạn: Bạn xin visa đi Mỹ thì trong hộ chiếu có ít nhất 2- 3 quốc gia phát triển: châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand…

Visa du lịch Dubai

5. Thái độ và cách trả lời khi đi phỏng vấn

Sự tự tin sẽ giúp bạn dễ dàng gây ấn tượng với nhân viên kiểm tra hồ sơ, lời nói tự tin, trả lời rõ ràng, dứt khoát và đúng, thống nhất với thông tin như ghi trong hồ sơ sẽ giúp bạn dễ dàng đậu hồ sơ. Một số câu hỏi thường gặp:

  • Thời gian nhập và xuất cảnh khỏi 1 đất nước?
  • Trả lời đúng thông tin vé máy bay?
  • Bạn sẽ đi những đâu trong chuyến hành trình?
  • Ở lại đất nước đó bao nhiêu ngày? Và nghỉ ngơi ở đâu?

 Với những câu hỏi này, bạn cần trả lời theo đúng lịch trình.

  • Khoảng thời gian trước đây bạn đã làm những công việc gì? Ở đâu? Trong bao lâu? Hãy trả lời theo đúng hợp đồng lao động.

6. Không chứng minh được bạn sẽ quay về Việt Nam

Thực tế bản chất của việc cấp visa là kiểm tra, xét duyệt bạn có định nhập cư bất hợp pháp hay không. Việc chứng minh mối quan hệ ràng buộc tại Việt Nam khẳng định bạn còn muốn quay trở về Việt Nam.

 

Do đó, bạn cần phải chứng minh được với lãnh sự quán rằng bản thân có nhiều ràng buộc tại Việt Nam: nghề nghiệp ổn định, thu nhập tốt, có chức vụ, vị trí nghề nghiệp cao tại một đơn vị, đã có gia đình và con nhỏ; những ràng buộc về mặt vật chất: nhà cửa, đất đai, xe hơi… là một điểm cộng dành cho bạn.

7. Nộp hồ sơ visa sai thời điểm

Mỗi quốc gia sẽ có quota visa cấp hàng năm (hạn ngạch giới hạn số người hoặc hàng hóa xuất – nhập cảnh của mỗi quốc gia). Nếu hồ sơ bạn có đẹp đến đâu, trả lời phỏng vấn chính xác tự tin đến nhường nào mà thời gian bạn nộp visa rơi vào thời điểm quota hạn chế: cuối năm (đã gần hết) hoặc mùa cao điểm thì khả năng đậu visa cũng thấp hơn.

 

Nếu đi Nhật, hạn chế chọn mùa hoa anh đào. Nếu đi châu Âu thì thời gian lý tưởng nhất chính là sau Tết Âm lịch và trước mùa hè.

Với những hồ sơ visa đi châu Âu, hãy chọn Pháp hoặc Hà Lan là điểm đến đầu tiên vì 2 quốc gia này được đánh giá là nơi xét visa Schengen dễ thở nhất. Nếu nộp visa đi Đức với mục đích đi du lịch hoặc thăm thân thì khả năng rất cao bạn sẽ bị từ chối.

Hoàng Trâm

028 2208 6688