Thế giới đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng khí hậu chưa từng có. Biến đổi khí hậu, với những biểu hiện rõ rệt như nhiệt độ tăng cao, mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang đe dọa cuộc sống của hàng triệu người, gây ra những thiệt hại nặng nề.
Trước tình hình đó, mục tiêu Net Zero – phát thải ròng bằng không – đã trở thành một ưu tiên hàng đầu trên toàn cầu, không chỉ là một mục tiêu môi trường mà còn là một cơ hội để xây dựng một nền kinh tế bền vững hơn. Đây là.mục tiêu đang được các quốc gia, doanh nghiệp và cộng đồng trên toàn thế giới cùng nhau hướng tới.
Net Zero là gì?
Net Zero (Phát thải ròng bằng không) là mục tiêu giảm lượng khí nhà kính (GHG) phát thải vào bầu khí quyển xuống mức bằng không hoặc cân bằng giữa lượng phát thải và lượng khí được hấp thụ.
Khái niệm này được đề cập lần đầu trong Báo cáo đánh giá thứ 5 của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và thỏa thuận Paris năm 2015. Kể từ đó, ngày càng nhiều quốc gia, thành phố, tập đoàn và nhà đầu tư đặt mục tiêu đạt được phát thải ròng bằng không.
Nói một cách đơn giản, đó là trạng thái mà lượng khí nhà kính thải ra bằng với lượng khí nhà kính được hấp thụ hoặc loại bỏ khỏi khí quyển hướng tới việc ngăn chặn biến đổi khí hậu và bảo vệ hành tinh của chúng ta.
Mục tiêu này không nhất thiết phải là không phát thải, mà tập trung chủ yếu vào việc giảm tối đa lượng khí thải và bù đắp phần còn lại thông qua các biện pháp như trồng rừng, sử dụng công nghệ thu giữ carbon hoặc các dự án năng lượng tái tạo.
Net Zero đã trở thành mục tiêu toàn cầu với sự tham gia của nhiều quốc gia và doanh nghiệp, đặc biệt là với bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt.
Vì sao Net Zero lại quan trọng?
Việc đạt được Net Zero không chỉ là một mục tiêu tự nguyện, mà đã trở thành nhu cầu cấp bách, tầm quan trọng của mục tiêu này đã được nhiều tổ chức công nhận và nhận được sự hưởng ứng từ nhiều doanh nghiệp. Cụ thể sự quan trọng của Net Zero được thể hiện qua việc:
- Bảo vệ hệ sinh thái, ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro của Biến đổi khí hậu: Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như mực nước biển dâng, hiện tượng thời tiết cực đoan, mất đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
- Thúc đẩy sự phát triển bền vững: Net Zero là nền tảng để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc, đặc biệt các mục tiêu liên quan đến hành động vì khí hậu, năng lượng sạch, và cộng đồng bền vững.
- Cải thiện chất lượng sống: Có thể nói không khí sạch, nước sạch và môi trường sống lành mạnh là những yếu tố quan trọng cho sức khỏe và môi trường sống xung quanh chúng ta. Với mục tiêu Net Zero cuộc sống của con người sẽ được cải thiện đáng kể.
- Tiết kiệm chi phí năng lượng: Các biện pháp tối ưu hóa năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo thường mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài. Việc thực hiện mục tiêu Net Zero cũng sẽ làm hạn chế các rủi ro nghiêm trọng về tài chính, xã hội và môi trường, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế toàn cầu.
- Thúc đẩy đổi mới công nghệ: Chuyển đổi sang nền kinh tế Net Zero tạo cơ hội phát triển các công nghệ sạch, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, xây dựng bền vững, và quản lý môi trường.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Các doanh nghiệp hướng tới Net Zero thường xây dựng được hình ảnh thương hiệu bền vững, từ đó thu hút khách hàng và nhà đầu tư
- Giúp cho doanh nghiệp đáp ứng các cam kết quốc tế: Các hiệp định toàn cầu như Thỏa thuận Paris (2015) yêu cầu các quốc gia và doanh nghiệp phải giảm phát thải để giữ nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Làm thế nào để doanh nghiệp có thể đạt được Net Zero?
Việc đạt được Net Zero trong các hoạt động vận hành của doanh nghiệp có để thông qua nhiều cách:
Đánh giá và đo lường phát thải (Carbon Footprint Assessment) bằng việc Xác định nguồn phát thải thành 3 phạm vi chính:
- Phạm vi 1: Phát thải trực tiếp từ hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ: sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong vận hành).
- Phạm vi 2: Phát thải gián tiếp từ việc tiêu thụ năng lượng (điện, nhiệt).
- Phạm vi 3: Phát thải từ chuỗi cung ứng, logistics, sản phẩm sau sử dụng.
Sau đó sử dụng các công cụ như GHG Protocol, ISO 14064, hoặc phần mềm quản lý carbon để đo lường lượng phát thải ra ngoài môi trường.
Giảm phát thải thông qua tối ưu hóa năng lượng thông qua Cải tiến quy trình sản xuất: Sử dụng công nghệ hiệu quả năng lượng, giảm thiểu lãng phí trong sản xuất. Thay thế máy móc cũ bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng và áp dụng tiêu chuẩn như ISO 50001 để quản lý, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng.
Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo như năng lượng tái tạo nội bộ: Lắp đặt các hệ thống năng lượng mặt trời, gió, hoặc sinh khối tại cơ sở của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tham gia vào các dự án phát triển năng lượng tái tạo trên thị trường cũng là một phương pháp hiệu quả để đạt được Net Zero.
Thay đổi trong chuỗi cung ứng từ việc ưu tiên các nhà cung cấp bền vững. Giảm quãng đường vận chuyển, chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông thân thiện môi trường (xe điện, tàu hỏa) và sử dụng nguyên liệu tái chế hoặc giảm các thành phần gây phát thải cao trong các sản phẩm,dịch vụ của doanh nghiệp.
Thúc đẩy văn hóa bền vững trong doanh nghiệp bằng việc đào tạo, nâng cao nhận thức, khuyến khích xu hướng làm việc từ xa và các sáng kiến xanh của nhân viên.
ESG – phương pháp để đạt được NET ZERO
ESG được viết tắt bởi 3 chữ cái đầu tiên của Environmental, Social, and Governance (Môi trường, Xã hội và Quản trị). Đây là bộ 3 tiêu chuẩn để đo lường những yếu tố phi tài chính liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Môi trường (Environmental): Liên quan trực tiếp đến các hoạt động giảm phát thải, quản lý chất thải, sử dụng năng lượng tái tạo và bảo vệ đa dạng sinh học.
Xã hội (Social): Liên quan đến các vấn đề như điều kiện làm việc, trách nhiệm đối với cộng đồng và các bên liên quan.
Quản trị (Governance): Liên quan đến cấu trúc quản lý, minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp.
Với ESG, tổ chức, doanh nghiệp sẽ xác định các rủi ro và cơ hội, cũng như mức độ ảnh hưởng khi áp dụng chúng vào vận hành các hoạt động để đạt được Net Zero. Để đạt được mục tiêu Net Zero với các tiêu chí ESG, các doanh nghiệp và tổ chức cũng cần phải phối hợp thực hiện các phương pháp đã được đề cập ở trên với những tiêu chí trong khuôn khổ ESG đưa ra.
Các doanh nghiệp cần đặt mục tiêu rõ ràng thông qua việc xác định mục tiêu giảm phát thải theo từng giai đoạn, ví dụ như giảm 50% vào năm 2030 và đạt Net Zero vào 2050.
Các doanh nghiệp cũng cần sử dụng các công cụ đo lường phát thải và công khai báo cáo ESG để tạo sự minh bạch và xây dựng lòng tin. Sau đó tiếp tục đầu tư vào công nghệ xanh cũng như kết nối với các đối tác trong chuỗi cung ứng để thúc đẩy cải tiến và chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện Net Zero cùng tiêu chí ESG.
Mục tiêu Net Zero không chỉ là một cam kết với môi trường, đối phó với biến đổi khí hậu mà còn là một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh sẽ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chủ động trong việc xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động cụ thể, từ việc giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo đến việc phát triển các sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường để có thể đạt được Net Zero.
Bằng cách áp dụng các nguyên tắc ESG và thực hiện các biện pháp cụ thể, các doanh nghiệp và tổ chức có thể đóng góp vào việc xây dựng một tương lai bền vững cho thế hệ mai sau.
IMAGE TRAVEL & EVENTS CÙNG CÁC DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN ESG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG