Những địa điểm ở Việt Nam xuất hiện trong loạt phim quốc tế

Những địa điểm ở Việt Nam xuất hiện trong loạt phim quốc tế

Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam trải dài từ Nam đến Bắc từng được xuất hiện vừa hùng vĩ, bí ẩn vừa giản dị, nên thơ trong nhiều bộ phim nước ngoài nổi tiếng. Cùng IMAGES TRAVEL & EVENTS điểm qua những địa điểm Việt Nam là bối cảnh trong các bộ phim quốc tế.

Sài Gòn

Gần đây nhất vào tháng 3/2020, Sài Gòn xuất hiện trong trailer bộ phim bom tấn của Disney là Artemis Fowl. Nhiều người nhanh chóng nhận ra đây là cảnh quay ở vòng xoay bưu điện chợ Lớn, nơi xây dựng tượng đài Phan Đình Phùng.

Trước đó, bộ phim dự kiến công chiếu vào 29/5 nhưng khi các rạp phim đóng cửa vì Covid-19, nhà sản xuất quyết định ra mắt độc quyền trên kênh Disney+.

Ngoài ra còn có 2 bộ phim khác cũng lấy bối cảnh ở đây. Đó là The Quiet AmericanL’amant (Người tình).

The Quiet American là một bộ phim chiến tranh – tình cảm – tâm lý Mỹ được công chiếu vào năm 2002. Phim xoay quanh mối tình tay ba giữa nhà báo người Anh (Michael Caine đóng), bác sĩ từ thiện người Mỹ (Brendan Fraser) và cô gái Việt Nam (Hải Yến).

Mối quan hệ này đại diện cho mối quan hệ phương Tây và phương Đông thời bấy giờ, tuy không phải là độc nhất nhưng sâu sắc, tinh tế và khéo léo. Ngoài những cảnh auy tại Sài Gòn, phim còn quay tại Hà Nội và Hội An.


The Quiet American

L’amant (Người tình)bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết “Người tình” của nữ tác giả Marguerite Duras, viết về câu chuyện tình có thật của chính tác giả với đại điền chủ Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc khi bà còn trẻ. Bộ phim được hãng Cinematic Hongkong tiến hành quay ở Việt Nam từ năm 1986 đến 1990. Phim do tài tử Lương Gia Huy và nữ diễn viên Jane March đóng chính. Sài Gòn trong phim hiện lên với những khu phố nhộn nhịp, xa hoa. Tác phẩm được đề cử giải Oscar năm 1992 với hạng mục “Quay phim xuất sắc”.

Hà Nội

Các cảnh quay trong bộ phim Tây Ban Nha Thi Mai, Rumbo a Vietnam, phát hành năm 2018, được thực hiện phần lớn tại Việt Nam, trong đó có Hà Nội. Bộ phim kể về hành trình đi tìm cháu nuôi người Việt của bà Carmen, sau khi con gái bà qua đời vì tai nạn. Xuyên suốt bộ phim là những cảnh quay vui nhộn, hài hước cũng không kém phần cảm động về tình người. Khán giả sẽ dễ dàng nhận ra những địa điểm thân thuộc của Hà Nội như cầu Chương Dương, cầu Thê Húc, chợ Đồng Xuân, đường phố đông đúc xe cộ và các hàng quán vỉa hè…

Quảng Ninh

Nhắc đến những bộ phim lấy bối cảnh tại Việt Nam không thể không nhắc tới bom tấn “Kong: Skull Island”. Nhà sản xuất Alex Garcia đã phải thú nhận “Được quay phim tại đất nước Việt Nam với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp là một đặc ân lớn lao đối với đoàn làm phim chúng tôi”.

Hình ảnh vịnh Hạ Long xuất hiện trên poster của phim. Trong đó, vùng vịnh với những đảo đá vôi được chọn làm nơi trú ẩn của Kong. Ngoài ra, bộ phim còn được thực hiện ở Ninh Bình và động Phong Nha, Quảng Bình. Từ nhiều cảnh quay trên cao và các kỹ xảo hiện đại, núi rừng Việt Nam hiện ra hùng vĩ, hoang sơ.

Ninh Bình

“Kong: Skull Island” còn được quay tại đầm Vân Long, Ninh Bình. Đầm Vân Long là điểm đến thích hợp cho những chuyến đi cuối tuần. Ở đây, du khách có thể ngồi trên những chiếc thuyền, xuôi theo đầm nước rộng lớn, chiêm ngưỡng hệ sinh thái đá vôi phong phú.


Đầm Vân Long

Một bộ phim quốc tế khác cũng chon Ninh Bình là The Chinese Botanist’s Daughters (Con gái ông chủ vườn thuốc – 2006). Nội dung nhạy cảm của bộ phim khiến nó bị cấm quay ở Trung Quốc, đạo diễn Đới Tư Kiệt quyết định thực hiện toàn bộ ở Việt Nam – nơi có sự tương đồng nhất định về khung cảnh.

Tam Cốc – Bích Động là bối cảnh chính của phim. Hình ảnh non nước hữu tình, cảnh núi rừng trùng điệp của Ninh Bình đã góp phần tạo nên chất thơ cho mối tình bi kịch giữa hai cô gái. Ngoài Ninh Bình, phim còn được quay ở Sapa, Hà Tây, và vùng núi Đông Bắc Bộ. 

Quảng Bình

Bom tấn Mỹ, Pan (2015) thực hiện một số cảnh quay tại vịnh Hạ Long, Ninh Bình và Hang Én, hang động lớn thứ 3 thế giới tại Quảng Bình. Để có hình ảnh này, từ giữa năm 2014, 10 chuyên gia làm phim đã đến Hang Én quay định dạng 3D, chụp ảnh và quay cấu trúc bên trong hang động để về dựng hậu kỳ cho phim. Sau đó, các diễn viên diễn xuất trên nền phông xanh trước khi được ghép vào cảnh chính.

Hang én – nơi được lấy làm bối cảnh phim

Huế

Năm 1989, đạo diễn Régis Wargnier của phim Đông Dương sang Việt Nam tìm bối cảnh cho bộ phim Đông Dương. Đây là đoàn phim nước ngoài đầu tiên được phép vào quay trong cung điện, lăng tẩm ở Hoàng thành Huế. Thậm chí chính quyền địa phương còn cho phép đoàn làm phim tiến hành dàn dựng cảnh quay trong điện của Vua Bảo Đại.

Thiên nhiên Việt Nam thật sự rất đẹp không chỉ qua những khung hình mà nơi đây còn đẹp hơn rất nhiều nếu được tận mắt chiêm ngưỡng. Tham khảo thêm tour TẠI ĐÂY

Nguồn: TravelMag

028 2208 6688