Trong thời kỳ các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến phát triển bền vững, ESG (Environmental, Social, Governance) không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp chiến lược giúp nâng cao uy tín thương hiệu, tối ưu hóa nguồn lực và thu hút nhà đầu tư.
Tuy nhiên, việc tích hợp ESG không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một chiến lược rõ ràng cùng những hành động thực tiễn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 7 bước cụ thể để triển khai ESG hiệu quả, không chỉ đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan mà còn tạo dựng giá trị bền vững cho tương lai.
Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại việt nam
Theo báo cáo năm 2022 của PwC, ESG đang nhận được sự quan tâm đáng kể tại Việt Nam. Báo cáo cho thấy:
- 80% doanh nghiệp cam kết hoặc lập kế hoạch thực hiện ESG trong 2–4 năm tới.
- Trong số này, 57% doanh nghiệp FDI đã xây dựng các cam kết rõ ràng.
- 58% doanh nghiệp niêm yết cũng đang tích cực đưa ESG vào chiến lược phát triển.
- Đặc biệt, 40% doanh nghiệp tư nhân/gia đình tham gia khảo sát đã đặt ra mục tiêu cụ thể về ESG.
- Điểm nổi bật là yếu tố Quản trị (G) được ưu tiên hàng đầu với 62% doanh nghiệp lựa chọn, trong khi yếu tố Môi trường (E) chiếm 22% và yếu tố Xã hội (S) là 16%.
IMAGE và nhiều doanh nghiệp thực hành tiêu chí ESG để phát triển du lịch bền vững
Điều này phản ánh một xu hướng rõ ràng: các doanh nghiệp tại Việt Nam đang dần nhận ra rằng ESG không chỉ là trách nhiệm mà còn là lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và những yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế.
Thách thức trong triển khai ESG
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, ESG cũng đi kèm với không ít khó khăn. Các thách thức phổ biến bao gồm:
Thiếu dữ liệu ESG đáng tin cậy
Thiếu dữ liệu rõ ràng và minh bạch về ESG là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp. Khi không có thông tin chính xác, doanh nghiệp khó có thể đo lường hiệu quả, lập kế hoạch cải tiến hoặc thuyết phục các bên liên quan.
Thiếu dữ liệu ESG có thể làm giảm động lực nội bộ để cải thiện hiệu suất về môi trường, xã hội và quản trị.
Thiếu dữ liệu ESG có thể làm giảm độ tin cậy của công ty, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn và giá trị thị trường.
Thiếu dữ liệu ESG có thể làm cho doanh nghiệp không nhận ra được những điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó khó có thể đề ra các mục tiêu cải thiện.
Áp lực về hiệu suất và lợi nhuận ngắn hạn
Doanh nghiệp thường phải đối mặt với áp lực từ nhà đầu tư yêu cầu lợi nhuận tức thời. Điều này có thể dẫn đến việc ưu tiên lợi nhuận ngắn hạn thay vì tập trung vào các mục tiêu dài hạn liên quan đến ESG như phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội,….
Nguy cơ “quảng cáo xanh” (Greenwashing)
Một số doanh nghiệp rơi vào bẫy quảng cáo sai lệch hoặc phóng đại cam kết ESG để thu hút khách hàng và nhà đầu tư. Tuy nhiên, hành vi này khi bị phát hiện sẽ gây tổn thất lớn đến uy tín thương hiệu và giá trị thị trường.
7 Bước cụ thể để triển khai ESG hiệu quả
Bước 1: Đảm bảo cam kết từ các cấp trong tổ chức
Triển khai ESG thành công đòi hỏi sự đồng thuận từ toàn bộ tổ chức, đặc biệt là ban lãnh đạo cấp cao. Hãy bắt đầu bằng việc giải thích rõ ràng ý nghĩa và lợi ích của ESG, từ đó tạo động lực và cam kết từ tất cả các phòng ban.
Bước 2: Lựa chọn khung ESG phù hợp
Khung ESG là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp đánh giá và báo cáo tiến độ của mình. Các khung phổ biến bao gồm:
- GRI Standards: Tập trung vào báo cáo bền vững.
- SASB Standards: Thích hợp cho các ngành công nghiệp cụ thể.
- GHG Protocol: Chuyên biệt về khí thải và môi trường.
Bước 3: Đánh giá hiện trạng ESG
Doanh nghiệp cần thực hiện một cuộc đánh giá toàn diện về các hoạt động hiện tại của mình dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này không chỉ giúp nhận diện điểm mạnh và điểm yếu mà còn tạo cơ sở để lập kế hoạch cải tiến.
Bước 4: Xác định cơ hội cải thiện và đánh giá tính trọng yếu
Bằng cách lập ma trận trọng yếu ESG, doanh nghiệp có thể dễ dàng hình dung các vấn đề quan trọng cần ưu tiên. Việc này giúp tối ưu hóa nguồn lực và tập trung vào những sáng kiến có tác động lớn nhất.
Bước 5: Xây dựng mục tiêu ESG cụ thể
Mục tiêu ESG nên được thiết lập dựa trên nguyên tắc SMART:
- Cụ thể (Specific)
- Đo lường được (Measurable)
- Khả thi (Achievable)
- Liên quan (Relevant)
- Có thời hạn (Time-bound)
Bước 6: Lập kế hoạch hành động chi tiết
Kế hoạch hành động cần xác định rõ:
- Các sáng kiến và hành động cụ thể.
- Nguồn lực và ngân sách cho từng hoạt động.
- Lộ trình thời gian thực hiện.
Bước 7: Triển khai, theo dõi và cải tiến
Triển khai các sáng kiến, theo dõi kết quả và định kỳ đánh giá hiệu quả để điều chỉnh chiến lược phù hợp với bối cảnh kinh doanh.
Trong thời gian tới, ESG sẽ không chỉ là xu hướng mà còn là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Việc hiểu rõ và áp dụng ESG không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh mà còn góp phần xây dựng một nền kinh tế bền vững.
ESG không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp khẳng định vị thế và tạo dựng giá trị bền vững. Với 7 bước hướng dẫn cụ thể trên, doanh nghiệp bạn có thể tích hợp ESG một cách hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và dẫn đầu trong hành trình phát triển bền vững hướng đến Net Zero.