KPI và cách ứng dụng KPI trong doanh nghiệp

1. KPI là gì?

Key Performance Indicator, viết tắt là KPI, là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một bộ phận trong một công ty hoặc sự vận hành của cả công ty. Mỗi bộ phận trong công ty sẽ có những chỉ số KPI khác nhau. (theo Wikipedia)

KPI là gì
KPI là gì?

2. Lợi ích KPI cho doanh nghiệp?

Một doanh nghiệp chuyên nghiệp thường có hệ thống KPI chung cho cả công ty và KPI nhánh cho từng bộ phận, từng cá nhân. Nhờ có KPI chuẩn:

  • Doanh nghiệp xác định được các đầu việc cụ thể của từng nhân viên, từng bộ phận từ đó kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, chính xác dựa theo chi tiết chỉ tiêu đã cập nhật trong bảng KPI. Từ đó, không bỏ sót việc và công việc được hoàn thành gọn ghẽ, đúng hạn hơn.
  • Lưu lại các kết quả để theo dõi trong thời gian ngắn hạn và dài hạn, nhìn nhận được mức độ công việc hoàn thành so với mục tiêu đề ra ban đầu. Nhờ vậy, phát hiện quy trình chưa chuẩn để điều chỉnh kịp thời hoặc rút kinh nghiệm trong tương lai.
  • Tạo động lực làm việc và tự phát triển cho cá nhân, đội nhóm bằng các hình thức thưởng phạt tương ứng với kết quả bảng KPI.
loi-ich-kpi
Lợi ích KPI cho doanh nghiệp?

3. Triển khai KPI tại doanh nghiệp thường gặp khó khăn gì?

  • Doanh nghiệp thường mất nhiều sức lực và thời gian đầu tư ban đầu để xây dựng nên 1 hệ thống KPI của riêng mình, phù hợp với năng lực và mục tiêu của mình. Tuy nhiên sau đó, mọi hoạt động sẽ trở nên suôn sẻ và nhanh chóng hơn nhờ có KPI.
  • Tuy nhiên, với một số doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm, hệ thống KPI chưa cụ thể hoặc ngược lại quá rườm rà, không thực tế sẽ gây hiệu ứng ngược, làm nhân viên bối rối hoặc căng thẳng vì quá áp lực.
  • Phân phối KPI xuống các cấp trong công ty chưa đồng bộ hay phân phối mà không áp dụng quy tắc thưởng, phạt cụ thể dẫn đến mất thời gian và kém hiệu quả.
  • Thiếu nhân sự quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá KPI một cách đều đặn.
  • Gây khoảng cách giữa nhân viên và quản lý chấm KPI. Vấn đề này có thể được giảm bớt khi việc chấm KPI được thu thập từ cả quản lý và cả người thực hiện KPI (tự đánh giá)

4. Các bước xây dựng hệ thống KPI hiệu quả

Bước 1: Xác định nhân sự đảm nhiệm nhiệm vụ xây dựng bảng KPI ban đầu

Bước 2: Từ mục tiêu kết quả mong muốn cho từng vị trí công việc, từng đầu việc, xây dựng và chọn lựa các chỉ tiêu KPI cụ thể

Bước 3: Tổng kết, nghiệm thu đánh giá hoàn thành KPI vào cuối kỳ của trưởng bộ phận

Bước 4: Liên kết tổng điểm KPI và lương thưởng sao cho cân xứng, phù hợp.

Bước 5: Tiếp tục điều chỉnh và tối ưu KPI theo thời gian.

TNPH – Image Travel & Events

028 2208 6688