Món ăn ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam
Tết đến gia đình nào cũng vậy, dù sang hay khó cũng đều tất bật chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn, đầy đủ nhất để cúng tổ tiên, ông bà mong tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu một năm mới ấm no, hạnh phúc và để cả gia đình vui vầy sum họp ngày đầu năm. Trong bài viết ngày hôm nay, Images Travel xin chia sẻ danh sách các món ăn ngày tết 3 miền của người Việt Nam tại ba miền Bắc – Trung – Nam để các bạn tham khảo nhé.
MÓN ĂN NGÀY TẾT 3 MIỀN GỒM:
Các món ăn ngày Tết truyền thống ở miền Bắc
1. Bánh Chưng
Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức người Việt là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là món ăn đặc trưng của dân tộc trong những ngày đầu năm mới. Chắc hẳn hai từ bánh chưng đã rất quen thuộc với mọi người Việt Nam mỗi dịp Tết đến.
Bánh chưng được coi là linh hồn của ngày Tết và là một loại bánh có lịch sử rất lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam.
Cái khung cảnh ngồi đợi nồi bánh chưng chín đã đi vào tiềm thức của người dân miền Bắc mỗi khi Tết đến Xuân về. chỉ được bày trong các mâm cỗ truyền thống của người miền Bắc mà món ăn này còn được dùng để làm quà tặng cho người thân hay bạn bè đều được.
2. Giò thủ
Giò thủ là món ăn làm từ thịt nấu đông phần đầu lợn hoặc bò. Gia vị làm giò thủ bao gồm hành tây, hồ tiêu, muối ăn, giấm… Cũng bởi cái hương vị pha trộn nhưng lại rất riêng đó mà món giò xào được mọi người rất yêu thích.
Giò thủ thường được các gia đình làm trong dịp lễ Tết cổ truyền, và được bán tại các cửa hàng giò chả nem chạo ở hầu hết các chợ trong toàn quốc. Những miếng giò trắng mịn, giòn dai, thơm ngon không chỉ là món ăn ngon mà có thể dành tặng cho những thành viên trong gia đình mình.
3. Dưa hành
Dưa hành hay hành muối là một loại dưa muối dùng nguyên liệu chính là hành củ muối chua theo phương thức lên men vi sinh. Cùng với thịt mỡ và bánh chưng, dưa hành thịnh hành như một đồ ăn không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của cộng đồng người Việt khắp cả nước.
Cho dù cuộc sống luôn thay đổi nhưng chắc chắn một điều rằng, Việt Nam còn Tết thì sẽ còn bánh chưng và dưa hành sẽ là món ăn đồng hành cùng những ngày Tết của dân tộc. Xem thêm Cách làm dưa hành
4. Gà luộc
Gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Vị ngọt thơm của miếng thịt gà ăn kèm với lá chanh, chấm muối chanh ớt sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.
Các món ăn ngày Tết truyền thống ở miền Trung
1. Bánh tét
Bánh tét có ý nghĩa là sự hội tụ của đất và trời, một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Trung. Nếu miền Bắc có bánh chưng được gói bằng lá dong thì bánh tét miền Trung gói bằng lá chuối. Người ta dùng những đòn bánh tét ngon nhất, to nhất để dâng cúng ông bà, trời đất vào đêm giao thừa và đãi khách trong ba ngày Tết.
Cứ khoảng hai tám, hai chín Tết, nhà nào nhà nấy đều tất bật chuẩn bị các nguyên liệu để gói bánh như lá chuối, dây lạt, dừa, nếp… Rồi đến ba mươi, các bà, các chị xúm xít nhau ngồi gói bánh, nói cười rôm rả cả một xóm. Đến tối, mọi người lại cùng thức quây quần với nhau để canh nồi bánh tét và đón giao thừa.
2. Dưa món
Dưa món là món ăn ngon không thể thiếu trong ngày Tết. Nếu như miền Bắc trong ngày Tết có dưa hành thì miền Trung lại có dưa món. Được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau như củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu…đã tạo nên món ăn ngon không thể cưỡng nổi.
Mặc dù nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để có thể làm được dưa món đầy sắc và vị thì tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ. Lát bánh tét dẻo mềm ăn kèm cùng với dưa món giòn giòn, chua chua đem đến cho người ăn cảm giác lạ miệng rất khó quên, một hương vị rất riêng trong những ngày Tết.
3. Thịt ngâm mắm
Những ngày Tết đến xuân về, nếu có dịp ghé về các tình miền Trung, đi dạo quanh làng, bạn sẽ ngửi thấy hương vị thơm nồng quyến rũ của nồi nước mắm nấu sôi trên bếp. Nồi nước mắm này là gia vị không thể thiếu để tạo nên món Thịt ngâm mắm đặc sản nơi đây.
Người miền trung thường kết hợp thịt ngâm mắm với các loại rau sống, bún gạo và bánh tráng để tạo thành món bánh tráng cuốn thịt heo, ăn rất ngon và vừa miệng.
Đơn giản hơn, bạn có thể ăn kèm với cơm nóng, thêm một đĩa rau củ luộc nữa là chuẩn vị. Nếu có thời gian, bạn có thể thái nhỏ miếng thịt ngâm xào chung với các loại rau ăn cũng rất ngon.
4. Chả bò
Trong bàn tiệc thiết đãi khách trong những ngày đầu xuân của người miền Trung thường có khoanh chả bò màu đỏ hồng. Với đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay quyện với mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen đã khiến cho món này không thể thiếu trong các dịp lễ Tết.
Các món ăn ngày Tết truyền thống ở miền Nam
1. Thịt kho tàu
Vào dịp Tết, nồi thịt kho tàu lại mang sức nặng cảm xúc, tinh thần gắn kết mọi thành viên trong gia đình mỗi khi Xuân về. Món thịt kho tàu tuy giản dị nhưng bao năm qua luôn giữ vị trí không thể thiếu trên mâm cơm Tết.
Nồi thịt có màu vàng sóng sánh chính là nét đặc trưng của món ăn này khiến nhiều người thích mê.
Từ những miếng thịt lợn tươi ngon và những quả trứng cút qua bàn tay nấu nướng khéo léo đã tạo ra một nồi thịt kho tàu thơm ngon và hấp dẫn mọi người cùng ăn trong ngày Tết.
2. Bánh tét miền Nam
Trong khi bánh tét ở miền Trung được làm một cách khá là giản dị thì ở miền Nam đã được “cải tiến” một cách rõ rệt. Bởi vì bánh ở đây có hai loại đó chính là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt. Bánh tét miền Nam trông rất hấp dẫn và đặc biệt.
Cùng một bánh nhưng có rất nhiều loại nhân khác nhau
Không chỉ có hai loại nhân truyền thống, bánh tét miền Nam có các loại nhân như nhân thập cẩm, nhân lạp xưởng, nhân sâm… Không chỉ nội dung mà hình thức bánh cũng được đầu tư hơn, không còn đơn thuần là màu xanh của lá chuối, màu trắng của nếp mà còn có cả màu lá cẩm, màu lá dứa, màu gấc, đậu biếc.
3. Lạp xưởng
Một trong những món phổ biến ở miền Nam mà bất kì ai cũng biết đến đó là món lạp xưởng. Cứ mỗi khi Tết đến Xuân về, nhu cầu tìm mua lạc xưởng không thể thiếu trong mâm cơm người dân Nam bộ. Với rất nhiều loại lạp xưởng từ tươi, khô, nạc, tôm, cá…
Lạp xưởng có thể chế biến bằng nhiều cách như luộc, chiên, nướng trước khi ăn. Một trong những cách mà được nhiều người ưa chuộng là chiên bằng nước (không dùng dầu), vừa ngon mà còn an toàn cho sức khỏe.
4. Canh khổ qua nhồi thịt
Với mỗi gia đình miền Nam thì món canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn thường ngày quen thuộc. Và nó cũng được sử dụng trong những ngày Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua.
Lợi ích của món ăn
Không chỉ là món ăn lấy may, canh khổ qua còn rất mát và bổ. Vị đắng trong trái khổ qua chính là bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, trị rôm sảy mụn nhọt rất hiệu quả. Nên dẫu là món ăn truyền thống nhưng canh khổ qua không bao giờ “lỗi thời” trong mâm cỗ ngày Tết hiện đại, khổ qua hầm còn rất mát và bổ.
Trên đây là những món ăn ngày Tết 3 miền Việt Nam, mỗi món ăn lại mang một màu sắc, hương vị và có ý nghĩa riêng của nó. Hãy tự tay vào bếp chế biến các món ăn ngon và hấp dẫn để góp phần thêm hương vị vui tươi trong không khí ngày xuân.
Dịp Tết chính là cơ hội các bạn thể hiện sự khéo léo của mình làm nên các món ăn ngon để mời cả gia đình cũng thưởng thức.
Nguồn: Sưu tầm
Xem thêm món ăn ngày Tết 3 miền tại Fanpage và website của Images Travel And Events