Ngày Cá tháng Tư chính là ngày tất cả mọi người được quyền nói dối mà không cần lo đối phương sẽ giận dữ. Tuy nhiên, tại mỗi quốc gia trên thế giới ngày Cá tháng Tư có những điều đặc biệt thú vị riêng.
Cùng Image tìm hiểu nhé!
Ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ đâu?
Nước Pháp được coi là quê hương của ngày Cá tháng Tư (hay còn gọi là ngày nói dối 1/4). Nó bắt đầu hình thành từ khá sớm (khoảng thế kỷ 16) với lịch sử thú vị như sau:
Vào thế kỷ thứ 16, ngày 1/4 được chọn là ngày đầu tiên của năm mới, vì đây là thời điểm bắt đầu của mùa xuân nước Pháp. Tuy nhiên, đến năm 1582 Hoàng đế Charles IX đã thay đổi từ ngày 1/4 sang 1/1 và vì lúc đó phương thức liên lạc còn lạc hậu nên không phải ai cũng biết đến sự thay đổi này.
Vì thế, dẫn đến hiện tượng vui là vẫn có nhiều người tổ chức ăn mừng năm mới vào ngày 1/4 và vô tình biến thành trò cười cho cả nước. Từ đó cái tên ngày Cá tháng Tư, ngày nói dối hay ngày 1/4 cũng bắt đầu xuất hiện.
Tại Pháp, người ta gọi những người bị trêu đùa là Poissons D’Avril có nghĩa là “những con cá tháng Tư”. Cùng với thời gian, trò đùa vào ngày 1/4 trở thành truyền thống và lan từ Pháp sang Anh và Scotland (thế kỷ 18). Người Anh và người Pháp đưa tục lệ nói dối sang các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều nước khác nhau.
Mexico có ngày Cá tháng Tư nhưng lại tổ chức vào 28/2
Mexico được xem là một ngoại lệ khi ngày Cá tháng Tư lại rơi vào ngày 28/12 hàng năm chứ không phải ngày 1/4. Tuy nhiên, đất nước này không xem ngày này là ngày để bông đùa, trêu ghẹo người khác. Mà ngày này sẽ dùng để tưởng nhớ và an ủi.
Nguyên nhân là vào ngày này trong lịch sử, vua Herod đã ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Và để tự an ủi cũng như quên đi thời khắc đau buồn ấy. Người dân Mexico đã chọn ngày 28/12 là ngày nói dối của mình. Vào ngày này, mọi người thường trêu đùa nhau bằng những trò mang tính nhẹ nhàng, thư giãn.
Scotland có hẳn 2 ngày Cá tháng Tư
Bị lừa một ngày chưa đủ “thảm”, Scotland có tận 2 “ngày nói dối“. Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là “Ngày vuốt đuôi”. Đây được coi là ngày phát sinh của trò đùa “Hãy đá tôi một phát”. Và những người bị lừa được gọi là “gowk” (kẻ ngốc).
Ngày 1/4 được gọi trùng với tên của một loài chim cúc cu – April ‘Gowks’. Vì thế gọi ngày cá tháng tư dựa theo trò đùa cố gắng lén dán một con cá bằng giấy có những từ ngữ trêu chọc vào lưng của “nạn nhân” mà không để phát hiện.
Anh gọi những người bị lừa là kẻ ngốc
Tại Anh, người ta gọi những người bị lừa dịp 1/4 là “April Fool” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Một nghiên cứu vào những năm 1950 của hai nhà nghiên cứu văn học dân gian Anh là Iona và Peter Opie, phát hiện ra rằng tại Anh, và ở các quốc gia có truyền thống bắt nguồn từ Vương quốc Anh, bao gồm Úc, các trò đùa, nói dối sẽ chấm dứt vào buổi trưa. Một người mà trêu đùa sau buổi trưa thì sẽ tự mình là ‘kẻ ngốc’.
Nhật Bản biến ngày Cá tháng Tư thành ngày trêu ghẹo khách hàng
Khác với phương Tây, ngày Cá tháng Tư tại Nhật Bản là dịp để các công ty thể hiện khả năng quảng bá của mình khi cho ra mắt những sản phẩm ‘bất khả thi’ hay những trò đùa ‘không giống ai’ nhằm thu hút sự chú ý của người dùng.
Ví dụ như đã có lần vào ngày 1/4, tỉnh Kagawa – nơi có diện tích nhỏ nhất Nhật Bản đã thông báo trang web chính thức về việc 800 Pokémon quý hiếm thuộc loài Slowpoke được nuôi dưỡng trong 52 năm qua đã trốn thoát khỏi viện nghiên cứu và đang tràn ra khắp thành phố.
Hoặc một trò đùa khác là chi nhánh của hãng xe hơi Mini tại Nhật Bản thông báo kế hoạch cho ra mắt loại xe theo phong cách 8 bit với 256 màu, được thiết kế dưới dạng kết hợp các khối lập phương tí hon.
Đây cũng là ngày để các thương hiệu tận dụng nhằm quảng cáo sản phẩm.
Ba Tư (Iran) gọi ngày 1/4 là Sizdah Bedar
Ở Ba Tư cũng có một ngày nghỉ với ý nghĩa tương tự, được biết với tên gọi Sizdah Bedar. Ngày này, thường trùng với ngày 1/4, người Iran cũng trêu chọc nhau bằng các trò chơi khăm người khác vui nhộn.
Tại Việt Nam nhiều bạn trẻ biến ngày 1/4 thành ngày tỏ tình
Ngày Cá tháng Tư đã được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Tuy nhiên, người Việt Nam lại quen gọi ngày này là ngày nói dối.
Tỏ tình ngày cá tháng tư(source edu2review)
Nhiều bạn trẻ ở Việt Nam thường tỏ tình trong ngày Cá tháng Tư.
Vào ngày này, nhiều bạn trẻ tại Việt Nam đã biến ‘ngày nói dối‘ thành ngày lễ tỏ tình. Bao nhiêu lời tỏ tình, yêu thương đều được các chàng, các nàng mang ra thổ lộ với người mình thầm thương trộm mến. Bởi vì trường hợp nếu không được đối phương đồng ý thì sẽ đỡ ngại, đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ bạn bè.