Ở bài viết trước: Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam – Phần 1, Images Travel & Events đã cùng bạn tìm hiểu nguồn gốc tên gọi của các tỉnh thành miền Bắc.
Ở bài viết này, hãy tiếp tục theo chân Images Travel & Events để cùng tìm hiểu tiếp Phần 2 trong chuyên mục tìm hiểu nguồn gốc tên gọi các tỉnh thành Việt Nam, Images Travel & Events sẽ tiếp tục cùng bạn tìm hiểu nguồn gốc tên gọi của các tỉnh thành Miền Trung và Tây nguyên ngay dưới bài viết này nhé!
ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng có nguồn gốc tên gọi được biến dạng của từ Chăm cổ Đaknan. Đak có nghĩa là nước, nan hay nưn, tức Ianưng là rộng. Đaknan hàm ý vùng sông nước rộng mênh mông ở cửa sông Hàn. Có nhà nghiên cứu cho rằng “Đà Nẵng” có thể xuất phát từ nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, Đakdơng – Đà dơng, có nghĩa là sông nguồn.
Vị trí địa lý của Đà Nẵng nằm ở cửa sông Hàn, đóng vai trò quan trọng trong giao thông và thương mại từ thời cổ đại. Điều này phản ánh vị trí của Đà Nẵng là cửa ngõ giao thông quan trọng, nối liền giữa các vùng miền của đất nước.
Tham khảo tour du lịch TP.HCM – Đà Nẵng – Hội An – Bà Nà Hill: Tại đây
QUẢNG NAM
Quảng Nam có nguồn gốc tên gọi mang ý nghĩa mở rộng về phía nam. Có thể thấy được miền Trung có khá nhiều địa danh mang yếu tố quảng. Bởi vì đây là một dải đất hẹp nên việc đặt tên các địa danh mang yếu tố quảng là với mong muốn sự rộng lớn, bao la vì từ quảng mang nghĩa như vậy.
Quảng Nam, với phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, là một vùng đất rộng lớn, trù phú và giàu truyền thống văn hóa. Tên gọi Quảng Nam không chỉ mang ý nghĩa về địa lý mà còn thể hiện sự phong phú về văn hóa và lịch sử của vùng đất này.
Tham khảo tour du lịch Quảng Nam – Hội An: Tại đây
THỪA THIÊN HUẾ
Thừa Thiên Huế là phủ Phú Xuân dưới thời Tây Sơn. Khi vua Gia Long chia cả nước thành 23 trấn và 4 dinh, Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc dinh Quảng Đức. Năm 1822, dinh Quảng Đức được vua Minh Mạng đổi tên thành phủ Thừa Thiên. Từ năm 1831-1832, vua Minh Mạng chia cả nước thành 31 đơn vị hành chính gồm 30 tỉnh và 01 phủ là Thừa Thiên.
Cùng với sự thăng trầm theo dòng chảy lịch sử, nguồn gốc tên gọi và địa giới hành chính tỉnh thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử khác nhau và ổn định với tên gọi Thừa Thiên Huế và địa giới từ năm 1989 đến nay. ên gọi “Thừa Thiên” nghĩa là “được trời ban phước,” trong khi “Huế” là một tên gọi cổ của vùng đất này. Sự kết hợp của hai từ này thể hiện sự linh thiêng và quan trọng của vùng đất Huế trong lịch sử.
Tham khảo tour du lịch Thừa Thiên Huế: Tại đây
QUẢNG BÌNH
Quảng Bình là vùng đất được Chúa Nguyễn Hoàng đặt tên năm từ 1558, các tên gọi cũ khu vực này gồm: Bố Chính, Tân Bình, Lâm Bình, Tiên Bình, Tây Bình. Đời Lê Trung Hưng có tên là Tiên Bình. Năm 1604, đổi tên là tỉnh Quảng Bình, trong đó Quảng là sự rộng lớn.
Quảng Bình, với động Phong Nha – Kẻ Bàng nổi tiếng, cũng là vùng đất có nhiều câu chuyện lịch sử hào hùng. Tên gọi Quảng Bình không chỉ phản ánh sự rộng lớn và bình yên mà còn thể hiện lòng kiên cường của người dân trong việc bảo vệ quê hương.
Tham khảo tour du lịch Quảng Bình tại đây:
COMPANY TRIP QUẢNG BÌNH TREKKING BẢN CÒI 3 NGÀY 2 ĐÊM
QUẢNG TRỊ
Quảng Trị tồn tại với tên gọi Cựu Dinh Quảng Trị thuộc vào trấn Thuận Hoá sau suốt gần 300 năm. Đến khi Gia Long lên ngôi năm 1802 đổi tên Cựu Dinh thành dinh Quảng Trị. Năm 1827 thành Quảng Trị đổi tên thành Trấn Quảng Trị, năm 1832 trấn Quảng Trị đổi tên thành Tỉnh Quảng Trị . “Quảng” nghĩa là rộng lớn, còn “Trị” có nghĩa là cai quản, trị an. Tổng thể có thể hiểu là vùng đất rộng lớn được quản lý tốt.
NGHỆ AN
Nghệ An là danh xưng có từ năm 1030 thời nhà Lý, niên hiệu Thiên Thành thứ 2 đời Lý Thái Tông, lúc đó gọi là Nghệ An châu trại, cùng với Hà Tĩnh có cùng một tên chung là Hoan Châu thời Bắc thuộc, đời vua Lê Thánh Tông đổi thành xứ Nghệ, rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh.
HÀ TĨNH
Hà Tĩnh có tên gọi từ năm 1831, khi vua Minh Mạng chia tách Nghệ An để đặt tỉnh Hà Tĩnh. Tên gọi “Hà Tĩnh” xuất phát từ hai yếu tố: “Hà” nghĩa là sông, còn “Tĩnh” có nghĩa là yên bình. Tổng thể có thể hiểu là vùng đất yên bình bên dòng sông.
THANH HOÁ
Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam, là tỉnh có số lần sát nhập và chia tách ít nhất cả nước. Ở thời Nhà Đinh và Tiền Lê Thanh Hóa gọi là đạo Ái Châu. Ở thời Nhà Lý thời kỳ đầu gọi là trại Ái Châu, vào năm Thuận Thiên 1 tức năm 1009 gọi là Phủ Thanh Hóa. Năm 1469 lại đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây.
Năm 1802 đổi gọi là trấn Thanh Hóa, có thể do tên cũ trùng với tên một phi tần của vua. Năm 1831 đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa (Hoa: tinh hoa). Đến năm 1841 lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa cho tới ngày nay. “Thanh” có nghĩa là màu xanh, “Hóa” có thể hiểu là biến đổi, nghĩa là vùng đất xanh tươi, trù phú.
QUẢNG NGÃI
Quảng Ngãi có thể là tên gọi mang ý nghĩa dải đất tình nghĩa. Năm 1602 Trấn Quảng Nam đổi thành dinh Quảng Nam, phủ Tư Nghĩa thuộc dinh Quảng Nam đổi thành phủ Quảng Nghĩa. Năm 1807, xã Cù Mông (sau là Chánh Mông rồi Chánh Lộ) được chọn làm nơi xây dựng tỉnh Quảng Nghĩa, năm 1832 tỉnh Quảng Nghĩa tức Ngãi được thành lập. “Quảng” có nghĩa là rộng lớn, “Ngãi” có nghĩa là nghĩa khí, tôn trọng. Tên gọi này thể hiện ý nghĩa về một vùng đất rộng lớn và đầy nghĩa khí.
BÌNH ĐỊNH
Bình Định là tên do vua Nguyễn Ánh đặt năm 1799 sau khi hạ được thành Quy Nhơn, Nguyễn Ánh bèn cho đổi tên Bình Định, dụng ý thể hiện tư thế của người chiến thắng, có thể Nguyễn Ánh cho rằng mình đã vào tận đất phát tích của nhà Tây Sơn, bình định được “loạn đảng nguỵ Tây” theo cách nói của các vua triều Nguyễn trước đây. “Bình” có nghĩa là yên bình, “Định” có nghĩa là ổn định. Tên gọi này thể hiện ý nghĩa về một vùng đất yên bình và ổn định.
PHÚ YÊN
Phú Yên thuộc quyền quản lý của Chăm Pa với tên gọi Ayaru cho đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm quân đánh Chăm Pa đến tận đèo Cả, sau đó cho sát nhập vùng đất từ đèo Hải Vân tới đèo Cù Mông (phía bắc Phú Yên) vào lãnh thổ Đại Việt, từ đó vùng đất Ayaru là nơi tranh chấp thường xuyên giữa người Việt và người Chăm.
Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai tướng tấn công vào Aryaru, Chăm Pa thất bại, Nguyễn Hoàng sáp nhập Ayaru vào lãnh thổ Đàng Trong với tên gọi Phú Yên, với ước nguyện về một miến đất trù phú, thanh bình trong tương lai.
Tham khảo tour du lịch TP.HCM – Phú Yên – Quy Nhơn: Tại đây
KHÁNH HOÀ
Khánh Hòa là tỉnh được thành lập năm 1831 từ trấn Bình Hòa, còn phủ Bình Hòa khi đó trở thành phủ Ninh Hòa. Khánh Hòa là phần đất cũ của xứ Kauthara thuộc vương quốc Chăm Pa. Năm 1653, lấy cớ vua Chiêm Thành là Bà Tấm quấy nhiễu dân Việt ở Phú Yên, Chúa Nguyễn Phúc Tần sai quan cai cơ Hùng Lộc đem quân sang đánh chiếm được vùng đất Phan Rang trở ra đến Phú Yên.
Trong tiếng Hán, chữ “Khánh” thuộc bộ tâm, quy định nét nghĩa liên quan đến tâm trạng, cảm xúc, tính cách… nghĩa gốc là “mừng” rồi chuyển loại mang nghĩa “chúc mừng” và “việc mừng, lễ mừng”. Chữ Hòa tạm hiểu là đồng thuận, hòa hợp.
Tham khảo tour du lịch Nha Trang: Tại đây
NINH THUẬN
Ninh Thuận là tên gọi xuất hiện đầu tiên với tư cách là phủ Ninh Thuận vào năm 1832 thời vua Minh Mạng, kéo dài đến năm 1888. Sau đó lập tỉnh Phan Rang, cũng gọi là tỉnh Ninh Thuận, từ 1945 tách nhập nhiều lần, đến nay được gọi lại tên cũ Ninh Thuận. “Ninh” có nghĩa là yên bình, “Thuận” có nghĩa là thuận lợi. Tên gọi này thể hiện ý nghĩa về một vùng đất yên bình và thuận lợi.
BÌNH THUẬN
Bình Thuận là tên gọi có từ năm 1697, khi chúa Nguyễn cho lập Bình Thuận Phủ gồm 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Bình chỉ sự khai phá, bình định một vùng đất, Thuận là sự sinh sống hòa thuận mà ở đây là giữa 2 dân tộc Chămpa và Kinh, do lúc này vùng đất này chưa yên ổn nên chúa Nguyễn đặt tên như vậy. Năm 1827, thời vua Minh Mạng, Bình Thuận được đặt thành tỉnh. “Bình” có nghĩa là yên bình, “Thuận” có nghĩa là thuận lợi. Tên gọi này thể hiện ý nghĩa về một vùng đất yên bình và thuận lợi.
Tham khảo tour du lịch TP.HCM – Bình Thuận: Tại đây
DAK NÔNG
Đắk Nông đặt theo tiếng M’Nông có nghĩa là Nước (hoặc đất) của người M’Nông. Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Nguyên, phía bắc và đông bắc giáp với địa phận tỉnh Đắk Lắk, phía đông và đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp tỉnh Bình Phước, phía tây với Vương quốc Campuchia.
Tham khảo tour du lịch Tà Nùng – Đắk Nông: Tại đây
DAK LAK
Đắk Lắk có tên gọi đặt theo tiếng M’Nông nghĩa là “hồ Lắk”, với dak nghĩa là “nước” hay “hồ”. Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật nhân loại thế giới công nhận.
Tham khảo tour du lịch Đắk Lắk: Tại đây
GIA LAI
Gia Lai nguồn gốc tên gọi bắt nguồn từ chữ Jarai, tên gọi của một tộc người bản địa có số dân đông nhất trong tỉnh, cách gọi này vẫn còn giữ trong tiếng của người Eđê, Bana, Lào, Thái Lan và Campuchia để gọi vùng đất này là Jarai, Charay,Ya-Ray có nghĩa là vùng đất của người Jarai, có thể là ám chỉ vùng đất của Thủy Xá và Hỏa Xá thuộc tiểu quốc Jarai xưa.
KONTUM
Kon Tum, theo ngôn ngữ Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ, chỉ tên gọi một ngôi làng gần một hồ nước cạnh dòng sông Đăk Bla mà hiện nay là làng Kon Kơ Nâm ở thành phố Kon Tum.
LÂM ĐỒNG
Lâm Đồng được thành lập từ việc sáp nhập tỉnh Lâm Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng. “Lâm” có nghĩa là rừng, “Đồng” có nghĩa là đồng cỏ. Tên gọi này thể hiện ý nghĩa về một vùng đất có nhiều rừng và đồng cỏ.
Tham khảo tour du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng: Tại đây
Trên đây là bài viết tổng hợp nguồn gốc tên gọi của các tỉnh thành Miền Trung và Tây nguyên mà Image Travel & Event đã tổng hợp. Mời bạn đọc theo dõi thêm những chương sau của chủ đề nguồn gốc tên gọi các tỉnh thành Việt Nam Tại đây
Nếu bạn đang có nhu cầu trải nghiệm một chuyến du lịch trọn vẹn và an toàn hoặc cần thêm thông tin và muốn được tư vấn chi tiết rõ hơn hãy liên hệ qua hotline của Image Travel & Event – 028 2208 6688 để được tư vấn miễn phí.
IMAGE TRAVEL & EVENTS chuyên cung cấp các dịch vụ tổ chức các sự kiện du lịch chuyên nghiệp, sáng tạo và phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.
Nguồn: Sưu tầm – Tổng hợp từ Internet