Những phong tục đón Tết độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam

Tết Nguyên Đán đang cận kề và không khí đón Tết đã ngập tràn mọi ngõ ngách trên khắp mọi miền Tổ quốc. Mỗi dịp Tết về, đồng bào các dân tộc Việt Nam lại có những phong tục rất độc đáo để đón Tết cổ truyền, mừng năm mới. Mỗi phong tục với nét đặc trưng văn hoá riêng đã góp phần tạo nên những bản sắc văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú trong bức tranh toàn cảnh Tết của Việt Nam. Cùng với Images Travel tìm hiểu về phong tục đón Tết của các dân tộc thiểu số để biết được họ có những nét riêng và độc đáo gì trong văn hóa đón Tết ngay bây giờ nhé!

1. Phong tục thờ bát nước lã và lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn

Điểm độc đáo trong bàn thờ của người Pà Thẻn là luôn xuất hiện một bát nước lã luôn đầy được đậy kín để thờ cúng trong năm. Nếu nước vơi đi thì phải đợi đến tháng 6 chủ gia đình mới mở bát và chế thêm nước cho đong đầy. Đêm giao thừa tất cả các cửa trong nhà đều được đóng kín và bịt hết lỗ thoáng rồi chủ nhà sẽ dùng nước trong bát đó để lau chùi sạch sẽ và thay lượt nước khác để đón chào năm mới. Mọi hành động trên đều diễn ra bí mật nếu trót bị lọt ra ngoài thì cả nhà sẽ gặp xui xẻo, vận hạn trong năm tới.

phong tục tết
Dân tộc Pà Thẻn

Ngoài phong tục thờ bát nước lã, người Pà Thẻn còn có lễ hội nhảy lửa vô cùng độc đáo. Lễ nhảy lửa thường được tổ chức vào cuối năm, khi thời tiết đang bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất của mùa đông. Có một vòng người trên chiếc sân rộng. Ðống lửa đang cháy rừng rực ở giữa sân. Tiếng gõ của ông thầy mo vẫn vang lên mỗi lúc một gấp gáp hơn. Nhiều thanh niên Pà Thẻn bắt đầu tụ tập xung quanh thầy mo và lần lượt thay nhau ngồi lên chiếc ghế dài. Trong phút chốc, họ rung bần bật, người cúi xuống và bắt đầu nhảy lên từng lần một, cùng lúc bằng cả hai chân. Trong khi đó, một người khác thì chạy vòng xung quanh sân, thỉnh thoảng lại bốc lên tay một viên than hồng cho vào miệng nhai, người này luôn ăn than và khi đã đến một độ nào đó, mới nhảy vào luôn. Những người được chọn tham gia nhảy lửa phải là những người có đạo đức tốt. Một điều vô cùng bí ẩn là tất cả những người tham gia nhảy lửa đều không bị bỏng. Lễ hội nhảy lửa nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của dân làng.

phong tục tết dân tộc Pà Thẻn
Lễ hội nhảy lửa

2. Người Hà Nhì xem bói gan lợn thiến

Người dân tộc Hà Nhì không có ngày ăn Tết cụ thể như những dân tộc khác, thay vào đó, những vị già làng, trưởng bản sẽ cùng bàn bạc và thống nhất lựa chọn ngày ăn Tết cụ thể cho dân làng. Những người đứng đầu sẽ phải căn cứ vào các yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu, mùa màng cũng như điều kiện kinh tế của dân làng để lựa chọn một ngày cụ thể phù hợp đảm bảo được tất cả các điều kiện trên. Ngoài tục xem bói gan lợn, người Hà Nhì còn phải chuẩn bị những chiếc bánh riêng để tiến hành cũng bái tổ tiên của nhà mình. Trong ngày Tết của người Hà Nhì thịt lợn dâng cúng tổ tiên là lễ vật bắt buộc các gia đình phải có.

phong tục tết dân tộc hà nhì
dân tộc Hà Nhì

Khi mổ lợn ăn Tết lá gan là thứ đặc biệt quan trọng của người Hà Nhì, giống như người Kinh vẫn hay xem chân gà vào dịp Tết. Người Hà Nhì nhìn vào lá gan lợn lành lặn, màu sắc tươi tốt, mật lợn phải căng đầy thì năm đó chăn nuôi phát triển, anh em con cháu sẽ vui vẻ thuận hòa.

Xem bói gan lợn

3. Người Churu với phong tục bắt chồng

Nếu như các dân tộc vùng núi phía Bắc có tục “bắt vợ” thì các dân tộc ở Tây Nguyên cũng có tục “bắt chồng”. Vui trong tiết xuân tràn trề nhựa sống, say trong ché rượu cần ấm nồng tình lứa đôi, các chàng trai cô gái có tình ý với nhau sẽ ra dấu để nàng chuẩn bị “bắt chàng” về chung nhà. Người dân tộc Churu theo chế độ một vợ một chồng, người đàn ông thường sống với gia đình nhà vợ, con cái đều theo họ mẹ. Bắt đầu từ mùng một Tết âm lịch cho đến hết tháng ba, mùa bắt chồng của các thiếu nữ dân tộc Chu Ru, Cil, Cơ Ho… ở Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói chung diễn ra trong không khí vui tươi, nhộn nhịp.

phong tục tết của người Churu
tục bắt chồng của Churu

Thời gian để tiến hành lễ bắt chồng là vào ban đêm. Trái lại chàng trai không thuận ý sau 7 ngày sẽ mang trả nhẫn. Cô gái sẽ kiên trì trao nhẫn cho chàng vào một đêm trăng thanh gió mát đến khi nào chàng ưng lòng mới thôi.

4. Người Dao với phong tục Tết Nhảy và “ăn trộm cầu may”

Với quan niệm ngày Tết mùa xuân là dịp để bà con buôn làng vui chơi, thăm hỏi và chúc nhau một năm mới tốt lành nên ở các tộc người Dao đã xuất hiện tục Tết Nhảy để thể hiện hết những mong ước trên. Không chỉ mang đến một năm mới tràn ngập sức sống, Tết Nhảy còn giúp người Dao được dịp rèn luyện thể chất dẻo dai, cơ thể săn chắc để chuẩn bị cho những vụ mùa mới đang chờ đợi ở phía trước. Những người tham gia Tết Nhảy sẽ tham gia hết mình không kể ngày đêm, ai kiệt sức thì nghỉ ngơi để hồi lại và tiếp tục cuộc vui. Mỗi dịp Tết Nhảy mọi người sẽ múa, nhảy lần lượt hàng trăm điệu khác nhau trên nền tiếng chiêng, trống rộn rã sắc xuân.

phong tục tết dân tộc Dao
Tết nhảy của dân tộc Dao

Vào ngày đầu tiên của năm mới, tất cả người Dao tại các bản sẽ tập trung ở một nơi được chọn trước để thực hiện những nghi lễ cổ truyền. Ngay sau đó, tất cả từ già trẻ gái trai đều cùng nhau diễu hành qua các nhà cùng tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng kèn ồn ã, đi đến đâu, họ đều cố gắng lấy trộm vật gì đó từ các gia đình 2 bên. Người Dao quan niệm, càng ăn trộm được nhiều thì năm đó càng may mắn. Ngược lại, trong lúc “hành sự” nếu bị gia chủ bắt gặp sẽ bị phạt uống rượu và cả năm đó coi như không may. Vì tục này không mang nặng tính vật chất nên người Dao thường chỉ ăn trộm những thứ như rau cỏ, thịt, trứng,…trong gian bếp để tượng trưng. Kết thúc hôm đó, những “tên trộm” sẽ đem chiến lợi phẩm của mình trả lại cho các gia đình để xin thưởng.

5. Tục vỗ mông của người H’Mông

Người H’Mông ở vùng núi phía Bắc có phong tục lễ tết rất phong phú và nhiều màu sắc. Vào những ngày đầu năm, họ sẽ mở hội tại những khu đất rộng, tổ chức các trò chơi như đẩy gậy, kéo co, múa khèn, thi hát đối đáp…

Dân tộc H’mông

Trong dịp Tết của người H’mông còn có phong tục vỗ mông để tỏ tình. Đây là cách tỏ tình khá độc đáo của những chàng trai, cô gái trẻ người H’mông. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về các nam thanh nữ tú sẽ tập trung dưới chân núi để vui xuân, xem hội. Nếu một chàng trai đã thầm thích một cô gái nào đó sẽ vỗ mông nàng để “bắn tín hiệu”, cô gái sẽ nhanh chóng nhận ra tấm chân tình của chàng trai và hai người sẽ dắt tay nhau tìm chỗ tâm tình riêng tư thâu đêm suốt sáng để thỏa hết tình cảm chứa chan bấy lâu.

Mỗi dân tộc trên dải đất hình chữ S của chúng ta lại có những cách đón Tết khác nhau và phong tục đón Tết của các dân tộc miền núi cũng góp phần làm đa dạng và thêm nhiều màu sắc phải không nào! Khám phá những điều thú vị của các dân tộc và đặc biệt là vào ngày lễ hội lớn như thế này lại càng thú vị hơn biết bao nhiêu!

Nguồn: Sưu tầm

Xem các tour du lịch Tết

028 2208 6688