Tết Nguyên Đán ở Singapore người dân thường trang trí những chiếc đèn lồng rực rỡ, dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, mua sắm đồ đạc và nấu các món ăn truyền thống. Dịp lễ diễn ra tưng bừng náo nhiệt trong một tháng, rất nhiều lễ hội cũng sẽ được tổ chức trong khoảng thời gian này.
1. Người Singapore ăn Tết âm hay dương? Tết Nguyên Đán ở Singapore diễn ra vào ngày nào?
Cũng giống như ở Việt Nam và các quốc gia khác tại Đông Nam Á, người Singapore cũng ăn tết âm. Là một đất nước có một lượng dân số lớn là người gốc Hoa nên nền văn hóa của Singapore chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Trung Quốc. Vì thế nên người Singapore cũng đón Tết truyền thống theo âm lịch giống người Trung Quốc và người Việt Nam chúng ta vậy. Ngày Tết Nguyên Đán ở Singapore diễn ra gần như cùng thời điểm với Việt Nam vào ngày mồng 1 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
2. Phong tục đón Tết cổ truyền của người Singapore
2.1. Đưa ông Táo về trời
Cũng giống như ở Việt Nam chúng ta Tết Nguyên Đán ở Singapore cũng thực hiện tục lệ truyền thống tiễn ông công ông táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Về cơ bản, mâm cúng ông Táo của người Singapore giống với người Việt Nam, gồm có các lễ vật như bánh chưng, bánh tét, xôi, gà, thịt, hoa quả,… Tuy nhiên, có một điểm khác biệt là người Singapore thường phết một chút đường, mật ong và rượu lên môi của hình nhân ông Táo.
Phong tục này có ý nghĩa rằng, ông Táo sẽ dùng hương vị ngọt ngào để báo cáo những điều tốt đẹp nhất tới Ngọc Hoàng, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong năm mới.
2.2. Trang trí nhà cửa và đường phố
Phong tục này của Singapore cũng giống với người Việt Nam. Để chào đón một năm mới an lành và may mắn, mọi người dân Singapore cũng sẽ cùng nhau dọn dẹp lại nhà cửa sạch đẹp, giặt giũ chăn mền, sắp xếp đồ đạc và trang trí nơi ở hay chỗ làm thật đẹp mắt để có thể sẵn sàng chào đón năm mới một cách ngăn nắp và tươm tất nhất có thể.
Vào khoảng thời gian trước Tết người dân trang trí những ngôi nhà và con phố thành những điểm nhấn lấp lánh, cùng với sự kỳ vọng cho năm mới hanh thông, rực rỡ. Màu sắc chủ đạo trong trang trí thường là đỏ, một biểu tượng truyền thống mang đến may mắn và thịnh vượng. Đèn lồng đa dạng kích thước và hình dạng được treo khắp nơi, tạo nên không gian vô cùng ấm áp.
2.3. Mâm cơm tất niên, lì xì đón lộc
Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người dân Singapore, cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Tết Nguyên Đán ở Singapore có nhiều nét tương đồng với Tết Nguyên đán ở Việt Nam, thể hiện qua những phong tục, tập quán độc đáo. Đây là dịp để mọi thành viên trong gia đình dù ở gần hay xa cũng đều trở về nhà, cùng nhau quây quần sum họp bên bữa ăn đầu năm ấm cúng, ý nghĩa và cùng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất như sức khỏe dồi dào, công việc hanh thông, gia đình hạnh phúc,…
Bữa ăn đầu năm ở Singapore thường có đầy đủ các món ăn truyền thống như: bánh chưng, bánh tét, thịt gà, thịt lợn, cá chép,… Đây là những món ăn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới ấm no, hạnh phúc.
Đầu năm mới còn là dịp tuyệt vời để người thân, họ hàng hay bạn bè qua chúc Tết lẫn nhau và cùng nâng ly cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng. Trẻ em cũng luôn hào hứng và mong chờ được ông bà, bố mẹ lì xì đầu năm để lấy may, hay ăn chóng lớn và học tập thật giỏi.
2.4. Tặng quýt, thơm cầu sung túc
Khác với ở Việt Nam chưng mâm ngũ quả, Tết Nguyên đán ở Singapore người ta lại thích chưng quýt và quả dứa.
Cây quýt là biểu tượng của sự giàu có, sung túc trong văn hóa Trung Hoa. Trong tiếng Quảng Đông, “quýt” có phát âm giống với “vàng”, màu vàng cam của quả quýt cũng tượng trưng cho sự phú quý, giàu có. Vì vậy, vào dịp Tết Nguyên Đán ở Singapore người ta thường chưng quýt trong nhà với mong muốn cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Họ còn mua những cây quýt được trang trí đẹp mắt tặng cho người khác với lời chúc tài lộc.
Quả dứa có hình dáng giống như một chiếc thuyền buồm, mang ý nghĩa “thuận buồm xuôi gió”, “đại cát đại lợi” họ không bày nguyên cả quả mà sẽ sử dụng để làm nhân bánh thết đãi khách vào ngày Tết.
2.5. Ăn chơi tết đến tận nửa tháng
Người dân Singapore vốn tham công tiếc việc nên chỉ chính thức nghỉ Tết có 2 ngày là mồng 1 và mồng 2 tháng Giêng. Mồng 1 họ sẽ để thăm cha mẹ và người thân, họ hàng và mồng 2 sẽ là ngày để phụ nữ lấy chồng về thăm nhà cha mẹ đẻ.
Tuy chỉ có 2 ngày nghỉ chính thức nhưng không có nghĩa người Singapore không có thời gian chơi Tết. Cái sự ăn chơi Tết của người Singapore thì kéo dài đến cả nửa tháng trời. Sau 2 ngày nghỉ chính thức thì bạn bè, đồng nghiệp vẫn được chơi Tết thêm 13 ngày để tranh thủ chúc Tết, thăm viếng nhau. Các cơ quan, công sở cũng tổ chức tiệc tưng bừng trong những ngày đầu xuân năm mới để nhân viên có cơ hội thư giãn và nạp năng lượng và cảm hứng làm việc.
3. Lễ hội độc đáo trong dịp tết Tết Nguyên Đán ở Singapore
3.1. Lễ hội hoa đăng ở Chinatown
Lễ hội hoa đăng là một trong những lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán ở Singapore. Lễ hội được tổ chức hàng năm tại khu phố Chinatown, nơi tập trung đông đảo người Hoa sinh sống và làm việc. Vào đêm giao thừa, khi người dân và du khách cùng nhau thắp sáng những chiếc đèn lồng rực rỡ, cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc. Những chiếc đèn lồng được làm thủ công với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau, tạo nên một khung cảnh vô cùng lung linh, huyền ảo.
Ngoài ra, lễ hội còn có các hoạt động văn hóa đặc sắc khác như: diễu hành đường phố, biểu diễn nghệ thuật, múa lân sư rồng,… Tất cả tạo nên một không khí náo nhiệt, tưng bừng, sôi động cho khu phố Chinatown trong dịp Tết Nguyên đán.
3.2. Sự kiện River Hongbao
Được tổ chức tại vịnh Marina và nhà hát Esplanade với hình ảnh Thần Tài và 12 con giáp, cùng những màn bắn pháo hoa rực rỡ để đón chào năm mới.
> TOUR SINGAPORE – MALAYSIA TẾT 2024
3.3. Lễ hội hóa trang đường phố Chingay
Lễ hội hóa trang đường phố Chingay được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1973 và đã tạo được tiếng vang lớn trên toàn thế giới. Cho đến tận ngày hôm nay thì đây vẫn luôn là một trong những lễ hội nhận được nhiều sự quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình của người dân Singapore và cả các khách du lịch quốc tế. Lễ hội Chingay là lễ hội hóa trang và diễu hành trên khắp các con phố lớn dọc theo khu vực cảng Marina với các loại trang phục rực rỡ, sắc màu và các màn biểu diễn nhảy múa dân vũ, ảo thuật đường phố hay ca nhạc,… vô cùng hấp dẫn. Những tiếng reo hò, cổ vũ nhiệt tình của người dân mỗi khi đoàn diễu hành đi qua càng khuấy động thêm bầu không khí sôi động và cuồng nhiệt hơn bao giờ hết.