Thái Lan “gửi trả” rác cho du khách, Việt Nam làm gì để bảo vệ môi trường?

Thái Lan “gửi trả” rác cho du khách, Việt Nam làm gì để bảo vệ môi trường?

Thái Lan “Xứ sở nụ cười” luôn làm chúng ta cười (có khi ra cả nước mắt) với những nước đi không lường trước được. Và cách thức du lịch bảo vệ môi trường tại Việt Nam?

Vài ngày qua các bạn nếu có theo dõi tin tức sẽ biết việc Thủ tướng Prayuth Chan-ocha khiến phóng viên sửng sốt và bật cười khi cắt ngang họp báo, xịt cồn sát khuẩn tay vào họ sau khi bị hỏi khó. Prayuth đã rời bục phát biểu, cầm chai dung dịch cồn sát khuẩn loại nhỏ, đi đến chỗ các nhà báo và xịt vào từng người.

Thủ tướng Thái Lan xịt cồn sát khuẩn vào phóng viên. Ảnh: VnExpress.

Thái Lan “tặng quà” cho du khách thiếu ý thức bằng chính… rác thải của họ

Còn nhớ vào tháng 9/2020, một nhóm du khách nội địa Thái Lan đã vô cùng bất ngờ khi nhận được “kiện hàng quà tặng” từ Ban quản lý Vườn quốc gia Khao Yai – trong kiện hàng là RÁC DO CHÍNH NHỮNG NGƯỜI NÀY VỨT LẠI. Nhóm du khách này đã xả rác bừa bãi xung quanh khu vực cắm trại của họ, dù VQG Khao Yai có trang bị nhiều thùng rác trong khuôn viên.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường TL đã đưa ra quyết định nghiêm khắc này vì hành vi trên làm ảnh hưởng đến hình ảnh môi trường của VQG và có thể gây nguy hại đối với các sinh vật hoang dã.

Vị bộ trưởng đã chỉ đạo nhân viên VQG thu gom tất cả rác trước các lều cắm trại, đóng gói chúng vào hộp bưu kiện và gửi lại cho khách du lịch. Người xả rác được xác định qua thông tin lưu trữ từ hệ thống đặt chỗ.

Thông tin của các du khách thiếu ý thức này cũng sẽ được ghi nhận lại tại cơ quan cảnh sát địa phương nơi họ cư trú.

Rác do khách du lịch bỏ lại trước lều trong VQG Khao Yai được gửi trả cho họ qua đường bưu điện.

Ảnh hưởng của dịch covid-19 khiến du khách không thể tự do xê dịch khắp nơi, giới trẻ có xu hướng chọn hình thức du lịch cắm trại, chọn các điểm gần nơi cư trú. Camping ở Hồ Dầu Tiếng. Ảnh: Đinh Huyền Trang.

Tình trạng xả rác khi đi du lịch tại Việt Nam

Ở Việt Nam, từ cuối tháng 02/2021 khi tình hình dịch bệnh tương đối được kiểm soát tại các tỉnh phía Nam, du khách và đặc biệt là các bạn trẻ đã “đổ xô” lên Đà Lạt. Và một lần nữa, chủ đề bảo vệ môi trường, ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng lại được bàn luận sôi nổi do các hành vi xảy ra mới mức độ ngày càng nhiều và nghiêm trọng.

 “Thu đi để lại lá vàng/Người săn mây để lại toàn… rác không”! Đồi Đa Phú là điểm săn mây, chụp ảnh được du khách yêu thích. Ngọn đồi nằm cách trung tâm Đà Lạt 8 km về phía thung lũng Vàng nổi tiếng xinh đẹp với những đường mòn dẫn vào rừng thông xanh, rộng mênh mông.

Nhiều bạn trẻ đến đây chụp hình, cắm trại, picnic nhưng kém ý thức bảo vệ mội trường đã vứt chai nhựa, túi plastic, rác thải khắp nơi, gây mất mỹ quan của ngọn đồi.

Đồi Đa Phú ngập ngụa trong rác thải. Ảnh: Quốc Kiệt, 10/2020.

Rác thải gồm chai nhựa, túi nilong vứt bừa bãi trên đồi Đa Phú. Ảnh: Vu Huong Duong, 01/2021.

“Tuyệt tình cốc” hồ Ankroet cũng là địa điểm được các bạn trẻ mách nhau đến chụp hình, vui chơi bởi khung cảnh bình yên, hoang sơ với mây trời cùng thác nước hùng vĩ tạo nên bức ảnh cực bắt mắt. Tuy nhiên, tình trạng đậu đỗ xe chắn hết lối đi thường xuyên xảy ra do lượng người biết đến nơi này càng nhiều. Các gia đình, nhóm bạn đến đây nấu nướng, ăn uống nhưng lại không dọn rác, vứt lung tung và có khi thả hẳn rác xuống hồ (?!)

Suối Ankroet (đường vô nhà máy thủy điện Ankroet) phủ đầy rác từ các buổi ăn uống của du khách. Ảnh: Vũ Nghĩa, 03/2021.

Các bạn trẻ trong chiến dịch dọn rác tại đập Ankoret, tổng hai lần thu gom là 60 bao rác loại 50kg. Ảnh: Quang Đà Lạt, 01/4/2019.

Theo bản đồ quy hoạch Đà Lạt của kiến trúc sư Ernest Hébrard được lập vào năm 1923 với các nguyên tắc “Quy hoạch thành phố vườn”, thành phố nghỉ dưỡng miền núi kiểu mẫu. Người Pháp chỉ dự trù một thành phố khoảng 90.000 dân vì vậy họ thiết kế các tuyến đường khá nhỏ hẹp uốn lượn theo các triền núi rất thơ mộng.

Đến nay đã gần 100 năm nhưng việc quy hoạch đô thị không theo kịp tốc độ gia tăng dân số: TP. Đà Lạt có dân số khoảng 230.000 người, nếu tính cả vùng phụ cận (huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà) thì có khoảng 600.000 dân.

Mỗi năm TP. Đà Lạt đón tiếp khoảng 7 triệu lượt du khách và dự kiến đón khoảng 10 triệu lượt khách/năm vào năm 2030.

Mời các bạn cùng thảo luận và cho SÁNG KIẾN ĐỘC-LẠ-HIỆU QUẢ để giảm thiểu rác thải và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại điểm đến cho du khách nhé!

Hãy cùng trao đổi với chúng tôi qua Fanpage Du lịch Images Travel & Events hoặc email info@imagevietnam.com các bạn nhé!

Nguồn: Tổng hợp từ Internet

028 2208 6688