Hội An

Kinh nghiệm du lịch Hội An 

Không khí hoài cổ, bình yên của thành phố xinh đẹp Hội An chắc chắn sẽ khiến du khách mê mẩn, quên lối về nếu có thật nhiều kinh nghiệm du lịch Hội An, thì điều đó sẽ hơn cả là mơ! Nằm bên bờ sông Thu Bồn, Hội An là một trong những cảng sầm uất nhất Đông Nam Á trong suốt thế kỷ 17 và 18. Thương thuyền từ nhiều nơi trên thế giới tấp nập đến giao thương mậu dịch đã tạo nên nét văn hóa đa dạng, giao hòa Đông – Tây vô cùng đặc biệt cho nơi đây. Được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1999, Hội An là phố cổ duy nhất ở Việt Nam còn giữ được tương ứng nguyên trạng với lối kiến trúc nhà ở truyền thống có niên đại cách đây từ hai đến ba trăm năm.

Tất tần tật những thông tin hữu ích cần biết, kinh nghiệm du lịch Hội An được công ty Image Travel & Events giới thiệu ngay sau đây.

Nên đi du lịch Hội An vào thời điểm nào trong năm?

Có thông tin đầy đủ về thời tiết Hội An như thế nào trước khi đi du lịch sẽ giúp lên kế hoạch và tổ chức chuyến đi của bạn được thuận lợi nhất.

Thời tiết Hội An chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô ở Hội An từ tháng 1 đến tháng 7, còn mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12. Cả hai mùa bạn đều có thể đi du lịch Hội An.

Từ tháng 2 đến tháng 4 là thời điểm tuyệt vời để tham quan Hội An vì thời tiết trong lành, mát mẻ, không mưa.

Từ tháng 5 đến tháng 7 là thời gian lý tưởng cho những du khách yêu biển.

Từ tháng 10 đến tháng 12, nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác bơi thuyền trong phố cổ Hộ An thì hãy đến đây vào khoảng thời gian này. Bởi đây là lúc bắt đầu mùa mưa ở Hội An và phố cổ ngập chìm trong nước, do đó mà người dân phải đi lại bằng thuyền. Nhưng nếu đi vào thời gian này thì hãy chắc chắn rằng kế hoạch du lịch của bạn sẽ bị các cơn mưa cản trở. Cho nên hãy suy nghĩ kỹ trước khi đi vào thời gian này.

Cách di chuyển đến Hội An

Bạn có thể đi ô tô trực tiếp đến Hội An. Nếu không bạn có thể đi tàu hỏa hoặc máy bay đến Đà Nẵng và bắt xe đi Hội An thêm 30 phút nữa.

Các điểm tham quan không thể bỏ qua khi đi du lịch Hội An

Chùa Cầu: Cây cầu được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên còn được gọi là cầu Nhật Bản. Sau này người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu. Chùa Cầu Có thể được xem là biểu tượng của phố cổ và là minh chứng rõ ràng nhất cho sự giao thoa văn hóa đa dạng của Hội An.

Hội quán Phúc Kiến: Hội quán Phúc Kiến có thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, là nơi các thương nhân Trung Quốc thường ghé vào cầu nguyện cho một chuyến biển mưa thuận gió hòa. Sau nhiều lần trùng tu, hội quán đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc đặc trưng với cổng tam quan, điện thờ, và các vòng nhang lớn mang đến không khí linh thiêng cho ngôi đền.

Hội quán Triều Châu: Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trỗ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.

Hội quán Quảng Đông: Hội quán được Hoa Kiều Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang. Sự sử dụng hợp lý các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực, chi tiết trang trí đã đem lại cho Hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm vào ngày Nguyên Tiêu, vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình thu hút nhiều người tham gia.

Nhà thờ tộc Trần: Nhà thờ Tộc Trần do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500m2, có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở… Nhà thờ cổ tộc Trần Hội An là nhà thờ cổ mang phong cách nhà thờ tộc của người Việt từ ngàn xưa còn nguyên vẹn hình thể kiến trúc cổ.

Nhà cổ Tấn Ký: Ðược xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc đặc trưng của nhà phố Hội An với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất nhập hàng hóa. Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia.

Chợ đêm Hội An: Là địa điểm dạo chơi buổi tối không thể bỏ qua khi du lịch Hội An, chợ đêm trên phố Nguyễn Hoàng là nơi tập trung những điều đậm chất Hội An nhất. Hàng chục quầy hàng thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, và các vật phẩm lưu niệm được bày bán tại đây, trong không gian lung linh, hoài cổ của những ánh đèn lồng đủ màu sắc.

Các bãi biển ở Hội An: những bãi biển của Hội An nằm cách thành phố không xa, sẽ hoàn toàn đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng bên bờ biển của du khách. Chúng ta có các bãi biển Cửa Đại (3km), An Bàng (5km) và đặc biệt là Hà My (7km), một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Bạn sẽ được cảm nhận sự trong lành tuyệt diệu khi thả bộ dọc theo triền cát, đón ánh mặt trời lên, ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khôi lúc hừng đông trên mặt biển.

Cù Lao Chàm: Tập trung 8 hòn đảo lớn nhỏ, Cù Lao Chàm là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách yêu thích cảnh biển hoang sơ, được ngụp lặn ngắm nhìn những rạn san hô đủ màu sắc. Bên cạnh đó, Cù Lao Chàm cũng có những di tích lịch sử như giếng cổ Chăm hay chùa cổ Hải Tạng, đủ để thỏa mãn mọi nhu cầu khám phá của du khách.

Làng mộc Kim Bồng: Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng từng tự hào với việc cha ông họ đã được vua chúa nhà Nguyễn mời ra kinh đô xây dựng và tôn tạo các công trình thành quách, lăng tẩm. Đến làng nghề này, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng các khâu chế tác ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ gỗ rất tinh xảo.

Làng gốm Thanh Hà: Trải qua năm thế kỷ, đến nay gốm Thanh Hà vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công và gần như độc nhất, đó là tạo hình bằng tay hoặc bàn xoay đạp chân, không dùng khuôn. Làng gốm có tuổi đời hơn 600 năm nay lại càng nổi tiếng hơn với Công viên Đất nung Thanh Hà – nơi tập trung các mô hình kỳ quan thế giới thu nhỏ bằng gốm tinh xảo. Đây cũng là công viên gốm lớn nhất của Việt Nam.

Làng rau Trà Quế: Cách trung tâm phố cổ chỉ vài km là một vườn rau xanh mướt, được trồng theo phương pháp hữu cơ. Dừng chân tại Trà Quế, đừng bỏ qua cơ hội thử cuốc đất, bón phân, gánh nước tưới từng luống rau xanh mơn mởn. Và tuyệt vời nhất có lẽ là cảm giác được đạp xe giữa khung cảnh đồng quê, tận hưởng bầu không khí trong lành trên đường đến Trà Quế.

Công ty Image Travel & Events là đơn vị chuyên thiết kế, tổ chức tour và sự kiện cho khách đoàn, khách lẻ với đội ngũ tư vấn viên thấu hiểu, chu đáo, tận tình phục vụ, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu riêng, tạo khác biệt và điểm nhấn cho từng đoàn du khách.

Photo, thông tin về các địa danh: tổng hợp từ Internet

Liên hệ tư vấn
028 2208 6688