Những di tích lịch sử biểu tượng của Hà Nội

Đất Thủ Đô nghìn năm văn hiến đến nay vẫn nhiều khu di tích lịch sử gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của mảnh đất này. Khu di tích lịch sử ở Hà Nội vô cùng độc đáo, mang nhiều giá trị nhân văn và ý nghĩa sâu sắc. Đến những địa điểm này bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về lịch sử – văn hóa của dân tộc. Ngoài ra, đây cũng là những nơi có view “cổ kính” cực đẹp để bạn có thể lên hình “sống ảo”. Dưới đây là những nơi bạn không nên bỏ lỡ!

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích được nước ta xây dựng từ thế kỷ thứ VII, dưới triều đại Đinh-Tiền Lê sau đó phát triển mạnh ở thời Lý, Trần, Lê và triều Nguyễn. Đây là quần thể công trình kiến trúc đồ sộ và là di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Hoàng Thành Thăng Long (Di tích lịch sử Hà Nội)

Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới. Là nơi ghi dấu rất nhiều những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Đối với những người yêu giá trị văn hóa truyền thống, đây là địa điểm vô cùng thú vị để khám phá, tìm tòi những minh chứng chân thực và sống động nhất. 

Không chỉ thế, với khung cảnh đẹp và giàu giá trị nhân văn, mỗi ngày tại khu di tích này còn đón rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên tới chụp ảnh kỷ yếu trước khi ra trường hay tham quan để học hỏi thêm các kiến thực về lịch sử dân tộc.

Giờ mở cửa: Từ 8h đến 17h hàng ngày (trừ thứ Hai).
Giá vé:
– Người lớn: 30.000 đồng/ lượt
– Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (nếu có thẻ học sinh, sinh viên), người cao tuổi (60 tuổi trở lên) là công dân Việt Nam (xuất trình chứng minh thư hoặc bất kỳ giấy tờ khác chứng minh là người cao tuổi): 15.000 đồng/lượt.
– Miễn phí tham quan cho trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội thu hút rất nhiều du khách trong và nước. Nếu nói đây cũng là biểu tượng của Hà Nội thì quả thật không sai. Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo nho. Năm 1076, Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở phía sau, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Quần thể kiến trúc nơi đây bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám. Trong đó, kiến trúc chủ thể là Văn Miếu Quốc Tử Giám. Với hơn 700 năm hoạt động, đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước, Quốc Tử Giám được coi như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam và cũng là biểu tượng cho nền khoa cử thời phong kiến.

Hằng năm, vào những mùa thi cử, các sĩ tử từ khắp nơi đổ về di tích lịch sử ở Hà Nội này để sờ đầu rùa, thắp hương và cầu cho đường học hành thuận lợi, thi cử đỗ đạt. Đặc biệt, vào Rằm Nguyên Tiêu, tại Văn Miếu thường diễn ra ngày hội Thơ Việt Nam vô cùng trang trọng trong không khí sắc xuân tràn đầy.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám tọa lạc tại số 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa Hà Nội.
Giờ mở cửa:
– Vào mùa hè, Văn Miếu – Quốc Tử Giám mở cửa các ngày trong tuần từ 7h30 đến 17h30.
– Vào mùa Đông, Văn Miếu – Quốc Tử Giám mở cửa các ngày trong tuần từ 8h đến 17h30.
Giá vé:
– 30.000 đồng đối với người lớn.
– 15.000 đồng đối với học sinh, sinh viên (có thẻ học sinh hoặc thẻ sinh viên)
– 15.000 đồng đối với người khuyết tật nặng, người cao tuổi (là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, có chứng minh nhân dân).
– Miễn phí đối với trẻ em dưới 15 tuổi.

Chùa Một Cột

Tọa lạc tại phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa Một Cột từ lâu đã trở thành biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Tương truyền, ngôi chùa này được xây dựng dựa trên “giấc mộng Quan Âm” của vua Lý Thái Tổ. Chùa chỉ có một gian được đặt trên một trụ giữa hồ sen. Điểm nhấn của ngôi chùa nằm ở họa tiết và kiến trúc độc đáo trông như một bông sen trên mặt nước, dân gian quen gọi là chùa Một Cột.

chua-mot-cot

Trải qua những năm tháng chiến tranh trường kỳ, ngôi chùa này đã bị hư hại rất nhiều. Năm 1955, chùa được phục dựng dựa trên kiến trúc cổ vốn có và tồn tại cho đến ngày nay.

Chùa Một Cột năm 1896

Giờ mở cửa: 7:00 – 18:00
Giá vé: Nếu là công dân Việt Nam sẽ được miễn phí vé vào cửa. Nếu là người nước ngoài, mức phí sẽ là 25.000 VND/lượt.

Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn

Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn nằm ngay trung tâm của Thủ Đô Hà Nội. Đây luôn là địa điểm nằm trong danh sách những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử Hà Nội mà du khách không thể bỏ qua.

Hồ Hoàn Kiếm trước đây có tên gọi là hồ Lục Thủy hay hồ Thủy Quân. Bởi đây từng là nơi vua dùng để huấn luyện thủy binh chiến đấu. Tuy nhiên, đến thế kỷ XV, hồ đã được đổi tên thành Hồ Gươm, vì gắn liền với sự tích vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa vàng. Quần thể hồ còn có tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn.

Hiện tại, Hồ Hoàn Kiếm là nơi để mọi người thư giãn, đi dạo, hóng mát và nơi sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương. Đây cũng là địa điểm được giới trẻ yêu thích vào mỗi cuối tuần khi tuyến phố đi bộ diễn ra (từ thứ Sáu tới Chủ nhật hàng tuần).

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (hay Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác) là nơi gìn giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng được chính thức khởi công ngày 2/9/1973 và được khánh thành vào ngày 29/8/1975, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ từng chủ trì các cuộc gặp gỡ.

Lăng Bác

Vào mùa  nóng (từ 1/4 đến 31/10):
– Thời gian từ 7h30 – 10h30.
– Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 7h30 – 11h.
Vào mùa lạnh (từ 1/11 đến 31/3 năm sau):
– Thời gian từ 8h – 11h.
– Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 8h – 11h30.

Đặc biệt, nếu ngày 19/5, 2/9 và Mồng 1 Tết Nguyên đán trùng vào Thứ Hai hoặc Thứ Sáu, vẫn tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khách viếng thăm buộc phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, giữ trật tự và không đem các thiết bị điện tử ghi hình khi viếng thăm Lăng Bác.

Thăng Long tứ trấn

Thăng Long tứ trấn là bốn ngôi đền thiêng trấn giữ bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của kinh thành Thăng Long, gồm: Đền Bạch Mã (trấn Đông), đền Voi Phục (trấn Tây), đền Kim Liên (trấn Nam) và đền Quán Thánh (trấn Bắc).

Vào các dịp lễ Tết, người dân thường đến đây, dâng hương để cầu cho quốc thái dân an, gia đình êm ấm. Có thể nói, Thăng Long tứ trấn đã ăn sâu vào tiềm thức, đời sống tâm linh của người dân Hà Nội, trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và lịch sử của mảnh đất này.

Khám phá thêm tour đến Hà Nội TẠI ĐÂY
Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua Fanpage IMAGES TRAVEL & EVENTS.

Nguồn: Sưu tầm Internet

028 2208 6688