5 dấu hiệu cho thấy bạn “chán nản” trong công việc

Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao bạn làm gì cũng thấy chán không? Trong môi trường làm việc của doanh nghiệp. ự nhàm chán có thể dẫn đến giảm năng suất, sự gắn kết, sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất, cũng như tăng doanh thu và sự bất bình của nhân viên. Làm sao để vượt qua tình trạng chán nản? Hãy cùng Image Travel & Events tìm hiểu qua bài viết 5 dấu hiệu cho thấy bạn “chán nản” trong công việc dưới đây.

Hội chứng chán nản trong công việc – Boreout Syndrome là gì?

Hội chứng chán nản xuất phát từ từ “nhàm chán”. Đó là điều xảy ra khi nhân viên thường xuyên cảm thấy buồn chán và ít gắn kết với công việc hàng ngày của họ. Hội chứng xuất hiện khi khối lượng công việc của bạn quá ít và thưa, hoặc tính chất công việc lặp lại nhiều ngày, gây nhàm chán. Đôi khi cảm thấy mệt mỏi, buồn chán là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, mức độ chán nản cao trong công việc sẽ có tác động tiêu cực đến doanh nghiệp.

Chán Nản - Hội Chứng _ngán Việc_ Của Nhiều Nhân Viên Hiện Nay đang Gặp Phải
Chán nản – Hội chứng “ngán việc” của nhiều nhân viên hiện nay đang gặp phải. Source: Sưu tầm Internet

Hội chứng chán nản trong công việc còn hay được gọi là ” hội chứng ngán việc”.  Sự chán nản trong công việc cuối cùng dẫn đến những nhân viên kém hiệu quả và gắn kết hơn, có nhiều khả năng rời bỏ doanh nghiệp, dẫn đến hiệu quả tài chính kém.

Chán nản với kiệt sức

Sự chán nản và kiệt sức tuy là giống nhau nhưng đây là hai điều rất khác biệt. Kiệt sức là kết quả của việc làm quá nhiều, trong khi sự chán nản là kết quả của việc làm quá ít. Mặc dù hậu quả có thể giống nhau nhưng nguyên nhân lại rất khác nhau. Và kết quả là, các giải pháp cho mỗi vấn đề cũng khác nhau. Vì vậy bạn phải biết phân biệt rõ sự chán nản và kiệt sức trong công việc để có thể có giải pháp, giải quyết vấn đề đang gặp phải.

Dấu hiệu chán nản trong công việc

Việc xác định được sự nhàm chán trong công việc rất khó nếu bạn không biết mình đang gặp vấn đề gì? Cần làm gì? Tìm kiếm cái gì? Để có thể ngăn chặn được sự chán nản ở nơi làm việc, chúng tôi sẽ liệt kê và giải thích 5 dấu hiệu phổ biến sau.

Năng suất thấp và sự trì hoãn

Mọi công việc bạn làm chỉ là “làm cho có”, đây là dấu hiệu của “chán nản” kinh niên trong công việc. Bạn chỉ muốn xong việc chứ không còn quan tâm đến việc hiệu quả đạt được ra sao dù biết sẽ bị khiển trách. Điều này dẫn đến bạn trì hoãn trong công việc được giao, không hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, kết quả không đáp ứng yêu cầu, năng suất thấp. Nếu bạn hoặc nhân viên của bạn trong doanh nghiệp có biểu hiện như vậy, có thể họ đang chán việc.

Thiếu sự tham gia vào các cuộc họp

Chán Nản - Thiếu Năng Lượng Trong Các Buổi Họp Của Doanh Nghiệp
Chán nản – Thiếu năng lượng trong các buổi họp của doanh nghiệp. Source: Sưu tầm Internet

Thiếu mặt trong các cuộc họp nội bộ là một dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn hoặc nhân viên doanh nghiệp đang chán nản trong công việc. Những nhân viên này sẽ không còn có những mục tiêu ban đầu trong công việc, dần mất đi động lực để làm việc. Họ sẽ không còn cảm thấy gắn bó với công việc hiện tại của họ, từ đó họ không còn coi trọng những cuộc họp nữa. Họ dần không còn động lực đứng lên chia sẽ ý kiến, đóng góp trong cuộc họp nữa.

Vắng mặt hoặc nghỉ dài ngày

Nếu nhân viên thường xuyên nghỉ làm hoặc nghỉ làm nhiều ngày, đây có thể là dấu hiệu cho thấy nhân viên đang “chán nản” trong công việc. Những nhân viên buồn chán sẽ thảnh thơi và không thấy công việc có ý nghĩa gì, điều này có thể dẫn đến việc phải nghỉ rất nhiều thời gian.

Tuy nhiên, điều này chưa chắc đúng trong mọi hoàn cảnh, nhân viên có thể gặp vấn đề về sức khỏe hoặc cá nhân dẫn đến việc vắng mặt. Thay vào đó, người đang chán nản trong công việc chỉ cảm thấy lười biếng và e ngại khi nghĩ về việc đi đến công ty, đối mặt với công việc và các cuộc họp đang chờ đợi.

Thái độ tiêu cực, sự cô lập và không được tôn trọng

Khi “mầm mống” của sự chán nản với công việc bắt đầu xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy mọi khía cạnh trong công ty dường như không còn phù hợp. Mọi ý kiến bản thân đưa ra đều không được chấp nhận nhưng cũng không nhận lại được lý do cụ thể vì sao. Từ đó, suy nghĩ về sự khác biệt giữa cách công ty hoạt động và những gì bạn mong muốn. Điều đó khiến bạn có những suy nghĩ tiêu cực, bạn dần xa lánh đồng nghiệp hoặc bạn có những thái độ tiêu cực dẫn đến bị cô lập.

Chán Nản - Áp Lực Từ đồng Nghiệp Và Cấp Trên Là _mầm Mống_ Dẫn đến Bạn Chán Công Việc Của Mình
Chán nản – Áp lực từ đồng nghiệp và cấp trên là “mầm mống” dẫn đến bạn chán công việc của mình. Source: Sưu tầm Internet

Thường xuyên bị xao nhãng trong công việc

Một biểu hiện khác của sự chán nản công việc là thiếu khả năng giữ sự tập trung cao độ để hoàn thành công việc. Bạn không hoàn thành được xông việc trong khi ngồi vào bàn làm việc trong nhiều giờ đồng hồ. Sự tập trung của bạn bị “phân tán” khắp nơi, từ việc bạn “đắm chìm” trên các nền tảng xã hội, tán gẫu với đồng nghiệp hoặc bạn bè. Nếu tình trạng phân tâm này kéo dài cho thấy bạn không còn yêu thích hoặc mong muốn cống hiến cho công việc của mình.

Có thể bạn chưa biết 3 cách phát triển kỹ năng mềm tại nơi làm việc

Nguyên nhân và giải pháp cho sự chán nản trong công việc

Sau khi đã xác định được dấu hiệu chán nản trong công việc của bạn, tiếp theo là việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra cảm giác đó và cách giải quyết sự nhàm chán tại nơi làm việc. Bạn cần ngăn cản những cảm xúc tiêu cực đó để không làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và tâm trạng của bản thân.

Nguyên nhân: Nhiệm vụ lặp đi lặp lại

Có nhiều nhiệm vụ hàng ngày có tính chất lặp đi lặp lại, có thể nhanh chóng dẫn đến sự chán nản. Đôi khi, bạn cảm thấy kỹ năng của mình đang không được sử dụng đúng cách, công việc dần mất đi tính mới mẻ, thách thức. Trong một thời gian dài, những điều này có thể bắt đầu gây ra vấn đề cho bạn trong công việc.

Giải pháp: Gamification tại nơi làm việc hoặc tổ chức các cuộc họp thường xuyên

Một cách để giải quyết vấn đề chán nản này là thông qua “Gamification tại nơi làm việc”.Điều này bao gồm những thứ như bảng xếp hạng, giải thưởng/phần thưởng, v.v. để khuyến khích sự cạnh tranh thân thiện nhằm gắn kết nhân viên. Việc thêm yếu tố vui nhộn như trò chơi vào các nhiệm vụ lặp đi lặp lại giúp công việc trở nên mới mẻ, thú vị, thúc đẩy nhân viên hoàn thành chúng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Cách thứ 2 để giải quyết vấn đề chán nản trong công việc là đề xuất tổ chức các cuộc họp thường xuyên với sếp. Đây là cơ hội bạn có thể hỏi về tầm quan trọng của nhiệm vụ và bắt đầu gợi ý về những vấn đề bạn đang gặp phải. Từ đó, cấp trên sẽ tìm kiếm, bố trí bạn vào những vị trí công việc phù hợp, có tính mới mẻ, thử thách cao hơn để làm.

Nguyên nhân: Quản lý kém hiệu quả

Là một trong những vấn đề ở nơi làm việc, quản lý không hiệu quả có thể dẫn đến sự chán nản. Những người quản lý không gắn kết nhân viên một cách có ý nghĩa có thể tạo ra những tình huống dẫn đến những xung đột, bất đồng. Khiến môi trường làm việc trở nên căng thẳng, chán nản, không còn vui vẻ, thú vị để nhân viên tập trung, gắn bó với công việc.

Gắn kết nhân viên hiệu quả, hãy tham khảo thêm tại 5 giải pháp gắn kết tập thể đột phá cho doanh nghiệp thay thế team building nhàm chán

Ngoài ra, việc không tôn trọng ý kiến và quản lí công việc của cấp trên ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống cá nhân của cấp dưới cũng dẫn đến tình trạng chán nản cho nhân viên. Cấp dưới mất niềm tin với cấp trên, không có sự tin tưởng trong công việc, khi gặp vấn đề khó giải quyết, nhân viên và cấp trên có hiềm khích dẫn đến không thể nhờ sự giúp đỡ dẫn đến công việc bị chậm tiến độ, năng suất công việc giảm, không hiệu quả.

Giải pháp: Đào tạo khả năng lãnh đạo

Chán Nản - Đào Tạo Nhóm Lãnh đạo, Nâng Cáo Trình độ Quản Lí
Chán nản – Đào tạo nhóm lãnh đạo, nâng cao trình độ quản lí. Source: Sưu tầm Internet

Đào tạo khả năng lãnh đạo, có thể là một cách hiệu quả để cải thiện khả năng quản lý cho người lãnh đạo. Người lãnh đạo có thể giúp nhân viên của mình giải quyết vấn đề chán nản trong công việc đang gặp phải một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, tạo ra một môi trường làm việc năng động, sáng tạo để thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên.

Nguyên nhân: Khối lượng công việc không đáp ứng

Chán Nản - Khối Lượng Công Việc Không Phù Hợp Với Thời Gian Làm Việc
Chán nản – Khối lượng công việc không phù hợp với thời gian làm việc. Source: Sưu tầm Internet

Trong số tất cả các nguyên nhân dẫn đến sự chán nản, khối lượng công việc không đủ có lẽ là nguyên nhân rõ ràng nhất. Nếu nhân viên của bạn được giao cho khối lượng công việc ít hơn thời gian bắt buộc có mặt trên công ty, chán nản là điều không thể tránh khỏi.

Giải pháp: Thúc đẩy kỹ năng chéo và tinh thần kinh doanh nội bộ

Bạn không thể giải quyết vấn đề chán nản trong công việc này bằng cách tăng khối lượng công việc một cách đột ngột, có thể dẫn đến kiệt sức. Kỹ năng chéo và tinh thần kinh doanh nội bộ có thể là một cách hiệu quả. Khuyết khích tinh thần đổi mới, khởi nghiệp dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp, có thể giúp nhân viên luôn có động lực bằng cách giúp họ học hỏi nhiều hơn và nâng cao hơn nữa các kỹ năng của mình. Điều này mang lại lợi ích cho cả đôi bên.

Nguyên nhân: Thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp

Việc thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp dẫn đến việc nhân viên thiếu gắn bó với công việc, không có động lực để tiếp tục công việc của mình, chán nản và dẫn đến nghỉ việc. Điều này khiến nhân viên bị bế tắc về con đường sự nghiệp trong tương lai, họ sẽ cảm thấy mọi nỗ lực của họ sẽ không có kết quả và mọi cố gắng không phát triển và đạt được điều họ muốn.

Chán Nản - Tương Lai Mịt Mù Khi Không Có Cơ Hội Thăng Tiến
Chán nản – Tương lai mịt mù khi không có cơ hội thăng tiến. Source: Sưu tầm Internet

Giải pháp: Ưu tiên phát triển chuyên môn

Có nhiều phương thức để tránh xảy ra tình trạng chán nản trong công việc này là ưu tiên phát triển chuyên môn nghề nghiệp, và có nhiều cách để thực hiện điều đó. Giải pháp này giúp nhân viên phát triển về mặt cá nhân và nghề nghiệp. Đặc biệt đối với các “tân binh”, giúp các nhân viên trẻ nhìn thấy sự trưởng thành của mình, giúp họ bớt chán hơn. Các chương trình tuyển dụng nội bộ giúp khuyết khích nhân viên phát triển, để họ cố gắng và thấy được rằng còn chỗ cho họ thăng tiến.

Nguyên nhân: Thiếu sự hợp tác

Sẽ thế nào nếu bạn bị cô lập, không giao tiếp được với ai trong nơi làm việc của mình, chắc chắn bạn sẽ chán nản. Con người không một ai không thể có bất kì mối quan hệ bạn bè nào, những cuộc nói chuyện, những trao đổi, hợp tác trong công việc là những sự gắn kết, động lực và sự hài lòng giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

Để có sự hợp tác hiệu quả với nhau trong công việc, hãy tham khảo thêm tại 6 mẹo để cải thiện khả năng giao tiếp và làm việc nhóm

Giải pháp: Nâng cao tinh thần đồng đội và mở rộng quan hệ giao tiếp

Teamwork có thể là giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề chán nản của bạn và nhân viên tại nơi làm việc. Việc hợp tác cùng nhau đạt mục tiêu chung của tổ chức, ngoài tránh sự nhàm chán ra, còn giúp gắn kết tinh thần đồng đội, hiểu được suy nghĩ, hành động của nhau. Doanh nghiệp có thể tổ chức các cuộc thi, cuộc họp liên phòng ban, bộ phận để giúp các thành viên hòa đồng, đồng lòng cùng nhau trong công việc.

Chán Nản - Teamwork Trong Công Việc
Chán nản – Teamwork trong công việc. Source: Sưu tầm Internet

Teambuilding cũng là giải pháp được các doanh nghiệp ưa chuộng tổ chức trong các buổi du lịch của toàn công ty, tiệc công ty,… vì tính chất của các trò chơi là gắn kết tình đồng đội, giúp các nhân viên hiểu nhau hơn, sát lại gần nhau hơn.

Tham khảo tại đây để biết thêm về 10 lý do team building quan trọng với doanh nghiệp của bạn

Trong cuộc sống, đôi khi nghề “chọn” người chứ không phải người chọn nghề. Nếu bạn đang làm một công việc nào đó, hãy nhìn vào những điểm tích cực mà công việc mang đến cho bạn thay vì những tiêu cực, tẻ nhạt. Để bạn có được nguồn năng lượng, hứng khởi mà gắn bó với công việc.

 

Huỳnh Viên

Tin tức liên quan

Tham khảo chương trình tour

Tin tức liên quan

Tham khảo chương trình tour

Liên hệ tư vấn
028 2208 6688