Nhân viên là một trong những phần quan trọng nhất của doanh nghiệp, bất kỳ doanh nghiệp đó lớn hay nhỏ. Không có họ, bạn không có ai tạo ra sản phẩm, bán dịch vụ, điều hành cửa hàng hoặc giúp đỡ khách hàng của mình. Năng suất công việc tăng và doanh nghiệp phát triển khi nhân viên của bạn hài lòng với công việc, yêu thích môi trường làm việc và cống hiến hết mình với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu của nhân viên và hiểu được mong muốn của họ khiến cho nhiều nhà lãnh đạo gặp khó khăn. Vậy nhân viên coi trọng điều gì nhất? Đó là câu hỏi bạn cần có khả năng trả lời với tư cách là một nhà lãnh đạo, quản lý hoặc chủ doanh nghiệp.
Hãy cùng Image Travel & Events đề cập đến những gì được nhân viên đánh giá cao nhất, lợi ích khi lắng nghe nhân viên của mình và đáp ứng những mong muốn của họ.
5 yếu tố được nhân viên đánh giá cao nhất
Những điều quan trọng mà nhân viên đánh giá cao nhất ở dưới đây, một số cực kỳ rõ ràng, trong khi một số khác thì khó nhìn thấy hơn. Hãy tìm hiểu xem thực sự nhân viên của bạn đang có những mong muốn nào.
Mức lương và phúc lợi
Mức lương và phúc lợi là mối quan tâm lớn nhất khi nhân viên bắt đầu nhận việc. Nếu nhân viên của bạn không được trả lương cao ở mức cạnh tranh cùng với gói phúc lợi tốt, thì họ sẽ lựa chọn doanh nghiệp khác để làm việc. Cuộc sống lẫn công việc của họ sẽ không ổn định nếu họ không có đủ kinh phí để chi trả cho những trường hợp khẩn cấp, không hưởng được phúc lợi xã hội. Vì vậy, để thu hút và giữ chân họ ở lại, bạn cần phải trả lương và có chế độ phúc lợi cạnh tranh với các nơi khác.
Khi mà mọi chi tiêu trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của xã hội ngày càng tăng, Người lao động đang yêu cầu mức lương cao hơn để đáp ứng chi phí sinh hoạt cao hơn và các doanh nghiệp không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận những yêu cầu đó ngay cả khi điều đó có nghĩa là chấp nhận lợi nhuận thấp hơn trong ngắn hạn. Vì vậy, doanh nghiệp của bạn không còn cách nào ngoài tăng lương và ưu đãi phúc lợi.
Bạn hãy thử tìm hiểu xem ở Image Travel & Events có trải nghiệm cho nhân sự như nào tại Nhân viên Image Travel & Events trải nghiệm du lịch xanh, bền vững
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Công việc ổn định, lương thưởng cao, nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn có thời gian để thực sự sống và tận hưởng cuộc sống của mình. Sau khoảng thời gian cống hiến hết mình với công việc, người lao động còn có cuộc sống của riêng mình, có gia đình, con cái, bạn bè. Họ cần có khả năng cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống cá nhân, và phần lớn trách nhiệm đó thuộc về người sử dụng lao động.
Hiện nay, các doanh nghiệp đã áp dụng cách làm việc từ xa và kết hợp có thể giúp họ linh hoạt hơn trong việc cân bằng giữa nhu cầu và trách nhiệm cá nhân. Doanh nghiệp yêu cầu kết quả nhận được từ nhiệm vụ giao cho họ, miễn nhân viên hoàn thành đúng yêu cầu và thời hạn, chứ không nhất thiết phải dành đúng và đủ thời gian có mặt trên công ty. Cho phép họ được về sớm hơn, lên công ty muộn hơn khi họ cảm thấy phù hợp và không ảnh hưởng đến công việc, hoạt động của doanh nghiệp.
Cho nhân viên nhiều thời gian nghỉ hơn có thể cho phép họ có những khoảng thời gian nghỉ ngơi cần thiết để chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. Nếu họ không nghỉ phép, bạn có thể cân nhắc đề xuất hoặc giao ít việc hơn, tránh tình trạng cấp dưới của bạn bị kiệt sức trong công việc.
Cơ hội phát triển và thăng tiến
Sau mong muốn về một mức lương cao, ưu đãi về phúc lợi thì cơ hội phát triển và thăng tiến trong công việc được nhân viên đánh giá cao. Khi một nhân viên làm việc trong doanh nghiệp, ngoài để lo chi phí trang trãi cuộc sống, họ cũng muốn phát triển bản thân, nâng cao giá trị và phát huy hết tiềm năng của mình.
Tuy nhiên đây được xem là nhu cầu dễ giải quyết ở hầu hết các doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, những yêu cầu đề xuất, xem xét thăng tiến là cách để họ thu hút những nhân tài phát triển doanh nghiệp. Có nhiều cách đơn giản để giúp nhân viên của bạn phát triển, chẳng hạn như thăng chức từ nội bộ, đào tạo, tham gia các lớp học, trả tiền cho việc học thêm,… Nếu bạn chịu khó dành thời gian và công sức giúp đỡ nhân viên phát triển, điều này sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích cho cả bạn và doanh nghiệp của bạn sau này.
Văn hóa làm việc và các mối quan hệ
Môi trường làm việc thỏa mái, vui vẻ, năng động cũng là một điều cực kỳ quan trọng đối với nhân viên khi làm việc tại doanh nghiệp. Văn hóa làm việc tích cực và các mối quan hệ tốt có thể khiến công việc trở nên thú vị hơn nhiều. Nhân viên muốn làm việc trong một môi trường làm việc nơi mọi người tích cực và đồng nghiệp của họ thân thiện.
Để phát triển các mối quan hệ ở nơi công sở, tham khảo tại: 6 mẹo để cải thiện khả năng giao tiếp và làm việc nhóm
Nếu bạn và nhóm lãnh đạo trong doanh nghiệp có thái độ tiêu cực và không xây dựng mối quan hệ với nhân viên, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường làm việc và cả chất lượng công việc, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bạn và các nhà lãnh đạo là người đặt ra văn hóa làm việc, tiêu chuẩn cao nhất trong công ty thì bạn và nhóm lãnh đạo của mình phải là hình mẫu tốt nhất để họ nhìn vào và làm theo.
Công nhận và đánh giá cao
Và điều cuối cùng mà nhân viên coi trọng là sự công nhận và đánh giá cao. Đối với các doanh nghiệp, đây cũng là điều dễ giải quyết nhất trong danh sách này. Đảm bảo các thành viên trong nhóm của bạn được công nhận và đánh giá cao, thông qua thang điểm và tiêu chuẩn khen thưởng khi giao nhiệm vụ, nhân viên chỉ cần hoàn thành đúng chỉ tiêu là được. Đơn giản hơn là, phân bố công việc phù hợp với năng lực của nhân viên, khi họ hoàn thành xuất sắc thì công nhận và tán thưởng trước những nhân viên khác trong doanh nghiệp.
Lợi ích của việc lắng nghe những gì nhân viên muốn là gì?
Sau khi tìm hiểu qua những điều mà nhân viên đánh giá cao nhất, việc lắng nghe những gì họ muốn cũng rất quan trọng, giúp bạn hiểu rõ hơn nhu cầu, mong muốn thiết yếu của nhân viên. Dưới đây là một số những lợi ích đó.
Giữ chân nhân viên gắn bó với doanh nghiệp lâu dài
Bạn muốn nhân viên làm việc, gắn bó với công ty lâu dài, phát triển kỹ năng, cống hiến hết mình và trở thành một thành viên quan trọng trong nhóm của bạn. Thì việc lắng nghe tâm tư và đáp ứng nhu cầu của họ một cách đơn giản, có điều kiện để tăng khả năng giữ chân họ lại lâu dài. Đừng để cấp dưới của bạn từng người rời đi vì không hài lòng với một hoặc nhiều khía cạnh không tốt của công việc và doanh nghiệp của bạn.
Tham khảo thêm 3 cách phát triển kỹ năng mềm tại nơi làm việc
Mức độ hài lòng với công việc
Khi nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc của mình, họ cảm thấy thỏa mãn và có động lực để tiếp tục làm việc. Mức độ hài lòng kéo theo hiệu quả làm việc sẽ cao hơn, tăng năng suất, tăng thu nhập. Họ cũng sẽ giao tiếp tốt hơn, thân thiện hơn, cùng nhau xây dựng những mối quan hệ bền chặt, tạo nên một môi trường làm việc hài hòa, thỏa mái với các đồng nghiệp khác.
Mặc khác, nhân viên có mức độ hài lòng với công việc thấp thường làm việc kém hiệu quả, chất lượng công việc thấp, tiến độ chậm. Thường thì khi cảm thấy không phù hợp với công việc, doanh nghiệp thì nhân viên lựa chọn bỏ việc qua những doanh nghiệp khác. Vì vậy, sự hài lòng với công việc là một lợi ích lớn đối với người sử dụng lao động và nhân viên của họ.
Niềm tự hào nơi làm việc
Để gắn kết tình cảm người lao động với doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo qua 10 lý do team building quan trọng với doanh nghiệp của bạn
Niềm tự hào về nơi làm việc của nhân viên không chỉ thể hiện ở hạnh phúc và sự hài lòng của họ đối với công việc, mà còn là sự cống hiến hết mình trở thành một phần không thể thiếu của doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp phát triển. Nếu họ yêu thích nơi làm việc của họ, họ sẽ giới thiệu nơi làm việc đó cho người khác, giúp việc tiếp thị với những người tìm việc khác trở nên dễ dàng hơn.
Nếu bạn là chủ của một doanh nghiệp hoặc là người lãnh đạo, bạn không được phép quên tầm quan trọng của nhân viên mình. Điều cần thiết là bạn phải hiểu những gì họ coi trọng nhất và cung cấp những thứ đó cho họ. Để đội ngũ nhân viên của bạn có thể yên tâm mà cống hiến hết mình, tận tâm, trung thực và chăm chỉ làm việc, đưa công ty của bạn phát triển vượt bậc.
Huỳnh Viên